7. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích thực trạng pháttriển dịch vụthẻ và thanhtoán thẻtại vietcombank
2.3.1.Giới thiệu chung về thị trường dịch vụ thẻtại địa bàn Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, thuơng mại, dịch vụ, xuất nhập
khẩu của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thu hút nhiều tổ chức tín dụng đến mở chi nhánh hoạt động. Thời gian qua, các tổ chức tín dụng tập trung phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại thông qua việc triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS) giai đoạn 2017 - 2020 theo chủ truơng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của nguời dân, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng quan tâm mở rộng, phát triển thẻ, ATM, nhất là POS; đồng thời luôn cải tiến, nâng cao chất lượng thanh toán qua POS và ATM, tạo điều kiện cho người sử dụng thẻ thanh toán được thuận lợi hơn.
Thực hiện Kế hoạch 10/KH-NHNN ngày 25-9-2017 của Ngân hàng Nhà nước về phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua điểm chấp nhận thẻ giai đoạn 2017 - 2020 (Kế hoạch 10), Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Cần Thơ đã ban hành các văn bản yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục phát triển mạng lưới, giao dịch thanh toán qua ATM và giao dịch thanh toán thẻ qua POS. Bên cạnh việc quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng thanh toán qua POS và ATM, hoàn thiện hạ tầng chấp nhận thanh toán thẻ tại điểm bán hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ thanh toán thẻ mới, hiện đại, có tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện lợi như thanh toán sử dụng công nghệ thẻ chip, thanh toán QR Code,...
Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ thì nhìn chung, các dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển mạnh góp phần vào thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo chỉ đạo của Chính phủ, của Thống đốc ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán Liên ngân hàng của ngân hàng Nhà nước luôn được quan tâm nâng cấp, cải tiến về kỹ thuật, mở rộng thời gian, giảm phí thanh toán,... đã trở thành hệ thống xương sống kết nối thanh toán các ngân hàng. Các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh phát triển thanh toán POS, Internet banking, SMS banking, Home banking..., theo đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ và của ngân hàng Nhà nước.
Dù thị trường dịch vụ thẻ thanh toán trên địa bàn thành phố được ghi nhận có sự tăng trưởng về số lượng lẫn giá trị giao dịch trong những năm gần đây song vẫn còn nhiều hạn chế từ khách quan đến chủ quan. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn thành phố thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động giao dịch của người dân (hơn 80%). Lý giải nguyên nhân này là do tâm lý lo ngại về sự an toàn trong giao dịch thanh toán qua kênh ngân hàng điện tử nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến còn thấp. Việc sử dụng tiền mặt còn phổ biến, nhất là thói quen mua sắm ở các sạp, chợ nhỏ, lẻ không có phương tiện thanh toán tiền hàng hóa bằng thẻ do dịch vụ hỗ trợ thanh toán chưa đồng bộ. Mặt khác, tội phạm công nghệ cao ngày nhiều, hoạt động tinh vi, nên không ít khách hàng e ngại việc bị đánh cắp thông tin tài khoản cũng như việc đảm bảo tính an toàn, bảo mật công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Phần lớn người dân dùng ATM chỉ nhằm rút tiền mặt và có tâm lư ngại sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ thì đến hết năm 2018, trên địa bàn thành phố hiện có 46 tổ chức tín dụng với 256 điểm có giao dịch ngân hàng. Các tổ chức tín dụng đã đầu tư lắp đặt và đưa vào hoạt động 374 máy ATM. Giá trị giao dịch thanh toán qua ATM (bằng tiền mặt) trong năm 2018 đạt 24.653 tỉ đồng, tăng
19,69% về số tiền so năm 2017. Đối với POS, đến cuối năm 2018, các tổ chức tín dụng đã trang bị 2.170 POS, tăng 18,45% so với năm 2017 (trong đó liên thông là 2.137 chiếc). Thanh toán giao dịch qua POS phát triển mạnh. Cụ thể, năm 2018, khách hàng thực hiện giao dịch qua POS 1.187.122 món với số tiền 2.285 tỉ đồng; tương ứng tỷ lệ tăng 59,20% về số món và 16,03% về số tiền so với năm 2017.