Kiến nghị đốivới Vietcombank Hội sở

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị đốivới Vietcombank Hội sở

- Đề nghị Trung tâm thẻ nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu phát triển cácloại thẻ, khai thác các sản phẩm thẻ mới, đa dạng hoá các thương hiệu thẻ ATMtheo đối tượng khách hàng, theo đối tác kinh tế (công ty, khu công nghiệp,...theođịa bàn, theo độ tuổi) tránh sự trùng lặp với hệ thống ngân hàng khác.

- Nhanh chóng phát triển mạng lưới thanh toán thẻ, chú ý công tác đào tạo bồidưỡng cập nhật thông tin mới liên quan đến thẻ, bảo trì hoạt động các điểm thanhtoán thẻ, hỗ trợ nghiệp vụ nhanh nhất.

- Tăng tính năng tiện ích của máy ATM: nâng cấpnhững dịch vụ hiện có, triển khai các dịch vụ mới như gửi tiền, rút tiền VND từ tàikhoản ngoại tệ.

- Ngoài ra,Vietcombank cần lên kế hoạch triển khaiviệc phát hành thẻ thông minh,thay thế cho các thẻ từ, củng cố lòng tin vào tính chất an toàn thẻ của các chủ thẻ, tiếp tục phát triển các loại dịch vụ mới và tạo ra nhiều tiện ích cho chủ thẻ.

- Gia tăng các tiện ích trên thẻ

Hiện tại hệ thống Vietcombank đang cung ứng 3 sản phẩm là: Thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghinợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế. Việc hoàn thiện các sản phẩm hiện tại có vai tròquan trọng trong việc duy trì khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới.Bởisự khác biệt của sản phẩm thẻ của Vietcombank so với các đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ranhững tính năng ưu việt và tiện ích hơn cho khách hàng.

* Thẻ ghi nợ nội địa:Được xác định là sản phẩm chủ lực của Vietcombank Cần Thơ, do đó cần nghiên cứu hoànthiện thêm các chức năng, tiện ích cho khách hàng sử dụng như:

+ Nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước bằng điện thoại di động;

+ Gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại cây ATM tạo thuận lợi cho khách hàng khikhông cần phải đến điểm giao dịch;

+ Điều chỉnh hạn mức thấu chi phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của kháchhàng trong từng thời kỳ.

+ Thiết kế nhiều loại thẻ dành cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau:Khách hàng có nhu cầu sử dụng ít, khách hàng có nhu cầu sử dụng cao, chủ thẻ làphụ nữ, chủ thẻ là doanh nhân,... Ngoài ra có thể đổi tên sản phẩm thẻ, thay đổithiết kế nhằm tăng sức sống mới cho sản phẩm thu hút sự quan tâm của kháchhàng.

* Thẻ ghi nợ quốc tế:Là sản phẩm tiện ích và phù hợp với xu thế sử dụng mới của khách hàng:thanh toán các dịch vụ trên toàn cầu. Với thẻ ghi nợ quốc tế, khách hàng có thể dễdàng quản lý chi tiêu và thanh toán các dịch vụ trực tuyến trên toàn thếgiới. Vìvậy, Vietcombank cần cải tiến thêm các chức năng để sản phẩm thu hút hơn đối vớikhách hàng:

+ Nghiên cứu thực hiện đơn giản các thủ tục giấy tờ, áp dụng hạn mức tíndụng linh hoạt phù hợp với yêu cầu chi tiêu của khách hàng.

+ Mở rộng thêm các thương hiệu thẻ quốc tế

+ Triển khai nhiều chương trình ưu đãi cũng như chăm sóc khách hàng dành riêng cho đối tượng chủ thẻ ghi nợ quốc tế.

* Thẻ tín dụng quốc tế:Là sản phẩm tiện ích với tính năng chi tiêu trước, trả tiền sauvà được miễnlãi suất đến 45 ngày. Đây là sản phẩm phù hợp với nhu cầu thanh toán trong

nhịpsống hiện đại của khách hàng: Tín dụng tiêu dùng, thanh toán toàn cầu, phục vụ nhucầu mua sắm, du lịch nước ngoài,... Để phát triển hơn nữa sản phẩm thẻ tín dụngquốc tế, Vietcombank Hội sở cần có một số thay đổi như sau:

+ Mở rộng thêm các thương hiệu thẻ quốc tế;

+ Triển khai nhiều chương trình ưu đãi cũng như chăm sóc khách hàng dành riêng cho chủ thẻ tín dụng quốc tế.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ

- Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Hoàn thiện môi trường pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phươngtiện thanh toán phổ biến trong xã hội, tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các qy định của Ngân hàng Nhà nước về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (Thông tư số 19/2016/TT-NHNNvà được sửa đổi bổ sung bởi thông tư số28/2019/TT- NHNN) hàng năm để phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ ngân hàng. Trong thời gian sớm nhất, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét và đệ trìnhChính phủdự thảo các văn bản pháp quy về thẻ, trong đó đưa ra các quy định chặtchẽ, đầy đủ, hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như các chế tài đi kèm cho hoạt độngkinh doanh thẻ. Đặc biệt, các văn bản này phải thống nhất với các văn bản có liênquan đến vấn đề ngoại hối, tín dụng chung.

- Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra chính sách tín dụng cũng nên có những quy định riêng cho cho tín dụng thẻ -một loại hình tín dụng tiêu dùng mới nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịutrách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khan phiền hà cho khác hàng để tăng số lượng chủ thẻ. Điều kiện đảm bảo tín dụng đốivới chủ thẻ có thể nới rộng hơn so với các khoản vay thông thường, căn cứ vào tínhổn định thường xuyên của thu nhập được chi trả qua ngân hàng. Việc hoàn thiệnmôi trường pháp lý của ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các hoạtđộng về thẻ, hứa hẹn một thị trường thẻ đầy triển vọng tại Việt Nam trong thời giantới.

- Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia. Để thực hiện được các lợi ích cho hệ thống ngân hang cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngân hàng Nhà nước cần có các chỉ đạo để đẩymạnh hơn nữa hoạt động của trung tâm chuyển mạnh tài chính quốc gia.

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các lợi ích của dịch vụ thẻ cũng như các hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể thấy được những lợi ích này nhằm kích thích nhu cầu sử dụng thẻ của người dân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ trên địa bàn thành phố trả lương qua thẻ. Đây cũng là cách để kích thích nhu cầu sử dụng thẻ trên địa bàn thành phố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •

Trong chương 3, tác giả đã trình bày định hướng phát triển chung cũng như định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 20202025. Kết hợp kết quả nghiên cứu ở chương 2 và định hướng phát triển của Vietcombank Cần Thơ trong thời gian tới, tác giã đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Cần Thơ bao gồm: Gia tăng các tiện ích trên thẻ; Chú trọng đầu tư và phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và kênh phân phối; Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống ATM; Kiểm soát rủi ro trong thanh toán thẻ; Đẩy mạnh công tác marketing dịch vụ thẻ; Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Vietcombank và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ nhằm giúp triển khai các giải pháp được đồng bộ và đạt hiệu quả cao trong thực tế.

KẾT LUẬN•

Hiện nay các ngân hàng thương mại đang chuyển hướng chiến lược sang mô hình ngân hàng bán lẻhiện đại, với sự đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử,công nghệ, nhân lực. Trong đó dịch vụ thẻ là một trong những dịch vụ đóng gópquan trọng vào thành công của mô hình bán lẻ hiện đại. Nhận thứcđược vai trò của kinh doanh dịch vụ thẻ trong hoạt động ngân hàng, trong nhữngnăm qua Vietcombank Cần Thơ đã chú trọng đầu tư công nghệ, cải tiến sản phẩm, đào tạo nguồnnhân lực cho hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ và đã đạt được nhiều kết quả khảquan, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn hệ thống.

Trong luận văn, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương phápnghiên cứu để làm sang tỏ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ thẻcủa các ngân hàng thương mại. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của dịch vụ nàyđối với nền kinh tế, đối với xã hội, đối với các ngân hàng thương mại và đối vớingười sử dụng thẻ.

Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại Vietcombank Cần Thơ, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Vietcombank Cần Thơ, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế vànhững nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẻ.

Thứ ba, dựa vào những nguyên nhân tồn tại và định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Vietcombank Cần Thơ trong thời gian tới để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ và các kiến nghị đối với Vietcombank cũng như ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ nhằm mục dích đảm bảo việc thực hiện các giải pháp trong thực tế được đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy (2012). Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6(16), 9-10/2012, tr.41-45.

2. Hoàng Tuấn Linh (2009). Dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. Mai Văn Bạn (2009).Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Tài Chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Nhung (2018). Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công qua ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng, số 20/2018.

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019). Phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn.

Tạp chí Tài chính, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/phat- trien-dich-vu-the-tai- agribank-chi-nhanh-bac-kan-302727.html

6. Nguyễn Đại Lai (2020). Thực trạng, xu hướng và đề xuất phát triển phương

thức thanh toán không dùng tiền mặt, truy cập tại

http://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-trang-xu-huong-va-de-xuat-phat-trien- phuong-thuc- thanh-toan-khong-dung-tien-mat-26929.html

7. Nguyễn Văn Tiến (2010). Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. NXB Thống kê.

8. Nguyễn Hữu Tài (2002). Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. NXB Thống kê.

9. Phan Thị Linh (2015). Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. Luận án tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng, trường đại học Kinh tế Quốc Dân. 10. Phan Thị Thu Hà (2007).Giáo trình Ngân hàng Thương mại. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

11. Phạm Thị Bích Hạnh (2008). Định hướng phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 215, 9/2008.

12. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2013). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

13. Trần Huy Hoàng (2011). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Lao Động. 14. Báo cáo thường niên Vietcombank , truy cập tai www.vietcombank.com.vn 15. Số liệu phát hành thẻ và doanh số thanh toán thẻ tại Vietcombank Cần Thơ, báo cáo phòng Kế toán, Vietcombank Cần Thơ

16. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP.Cần Thơ, Cục Thống kê thành phố Cần Thơ 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

HỘI ĐÒNG CHẮM LUẬN VẤN

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC sĩ Chuyên ngành: Tái chính - Ngân hàng; Mã số: 8 34 02 01

Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ được thành lập theo Quyết định số 2284/QĐ-ĐHNH ngày 10/11/2020, đã tổ chức họp vào lúc 16h00 ngày 28/11/2020 tại phòng 503, số 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP. HCM để chấm luận văn thạc sĩ.

Tên đề tài: Phát triên dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoạỉ thương Việt Nam - Chỉ nhánh cần Thơ

Tên học viên: Huỳnh Nguyễn Hải Yến

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Hải

Số thành viên Hội đồng có mặt: . . số thành viên vắng mặt:...ộ... lý do: ...rưí....

NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Ông/Bà: TS. Đào Lê Kiều Oanh - thư ký công bố Quyết định thành lập Hội đồng chấm

luận văn thạc sĩ của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

2. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Hằng điều khiển cuộc họp.

3. Thư ký hội đồng: TS. Đào Lê Kiều Oanh thông qua lý lịch khoa học và bảng điếm cao học của học viên.

4. Học viên: Huỳnh Nguyễn Hải Yến trình bày tóm tắt luận văn.

5. Phản biện 1: TS. Trần Trọng Huy đọc bản nhận xét và đặt câu hỏi (có văn bản kèm theo) 6. Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Thầy đọc bản nhận xét và đặt câu hỏi (có văn bản kèm theo) 7. Các thành viên khác phát biểu và đặt câu hỏi.

8. Học viên trả lời các câu hỏi: Tổng số câu hỏi: ... - Tổng số câu học viên trả lời:...Xv... Tổng số câu học viên không trả lời: ...D...

9. Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Hải phát biểu (nếu có).

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc

10. Hội đồng họp kín:

- Hội đồng cho điểm học viên: Điềm của học viên được các thành viên xác định trên

từng phiếu điểm, thư ký tổng hợp kết quả dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên hội đồng như sau:

+ Tổng số điểm: ...

+ Điểm trung bình: ... Q..

- Hội đồng Quyết nghị nhu’ sau: 1 I

+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề

+ Mức độ phù hợp chuyên ngành đào tạo:

Z-X ' /1 1 J í\

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Độ tin cậy của số liệu: .Q.

+ Hình thức kết cấu: zjlAự..

2

điêm (Băng chữ: . o ÍYĨ..^Zh<vÍ4,v?..

zZuZ-H.

I I \ S'

+ Hội đồng nhất trí hay không nhất trí đề nghị Hiệu trưởng công nhận học vị Thạc sĩ cho

học viên: .. .Íỉííi. M ,.íĩ

+ Đề tài cần chỉnh sửã những nội dung sau: (nếu có)

... . .(i'li.ft.. cẤưxẲ... ...iLh. ■ ■

Sau khi chỉnh sửa học viên làm báo cáo chỉnh sửa theo mẫu. gửi lại cho Người hướng dẫn và Chủ tịch hội đòng kiểm tra ký xác nhận chỉnh sửa. (trong vòng 30 ngày, kể từ ngày bào vệ)

Nội dung Biên bản được...5-../..C...thành viên nhất trí thông qua. Cuộc họp kết thúc lúc ... . giờ .. D.ũ!...cùng ngày.

XÁC NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỎNG

TR

ƯỜNGĐẠI HỌC NGÂNHÀNG CỘNG HÒAXÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆTNAM

( ỆL ỉ TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phô Hô Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2020

NHẬT XÉT LUẬN VĂN THẠC sĩ

(Dành cho phản biện)

Họ và tên học viên: Huỳnh Nguyễn Hải Yen

Tên đề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh cần Thơ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Người nhận xét: TS. Trần Trọng Huy Trách nhiệm trong hội đồng: Phản biện 1

Sau khi đọc xong luận văn, tôi có nhận xét sau đây:

1. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài: Có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn 2. Phương pháp nghiên cứu: Phù hợp với nội dung nghiên cứu

3. Hình thức, kết cấu: Hình thức và kết cấu phù họp. 4. Những mặt đạt được của luận văn:

Đánh giá được thực trạng và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề. 5. Một số hạn chế của luận văn:

* Lời mở đầu:

- Chưa nêu được tính cấp thiết của đề tài và khe hở nghiên cứu.

- Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu: bỏ từ giai đoạn 2017 - 2019 vì đã giới hạn trong phạm vi nghiên cứu

- Mục 6. Những đóp góp mới của luận văn (trang 12):

+ Luận văn không có đóng góp về mặt lý luận

+ Trình bày rõ hơn về đóng góp thực tiễn - Sửa lồi chính tả và giãn cách từ

* Chương 1:

- Khái niệm không trích dẫn thông tư và văn bản của ngân hàng mà trích dẫn giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học

- Bổ sung trích dẫn lý thuyết nền

- Phần đặc điểm vật lý của thẻ (mục 1.1.1 khái niệm về dịch vụ thẻ, trang 15): vhuye63n sang Đặc tính kỹ thuật trong mục 1.1.2

- Mục 1.1.2 Phân loại thẻ thanh toán (trang 15): Chỉ phân loại thẻ của ngân hàng, không cần phân loại thẻ của các tổ chức khác

Không sử dụng kí tự đặc biệt ở đàu dòng đoạn văn (trang 16)

- Bổ sung các dịch vụ của thẻ (có những dịch vụ gì liên quan đến thẻ)

* Chương 2:

- Nguồn trích dẫn cần ghi rõ ràng hơn: nên ghi Vietcaombank cần Thơ

- Mục 2.3,2.1. Các dịch vụ thẻ của Vietcombank càn thơ (trang 44,45,46): Tác giả trình bày chưa đầy đủ và chưa rõ ràng về dịch vụ thẻ

- Đoạn giới thiệu trên phần hình 2.2 (trang 51) chưa phù hợp.

- Trong phần thực trạng: Chưa trình bảy và đảnh giá đầy đủ, rõ ràng về dịch vụ thẻ. Thẻ có những dịch vụ nào? Thực trạng các dịch vụ đó như thế nào trong thời gian qua, và từng dịch vụ đó phát triển như thể nào?

- Phan đánh giá: chưa đánh gía đầy đủ theo các chỉ tiêu (chương 1): thiếu đánh giá chỉ tiêu định tính (chính sách, tính an toàn, sự hài lòng của khách hàng,...)

- Phần nhận xét, đánh giá còn rất sơ bộ, chưa phân tích, đánh giá hết nội dung và mục tiêu nghiên cửu

- Cần bổ sung khảo sát, đánh giá về sử dụng thẻ và sự hài lòng của khách hàng đổi với dịch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w