Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 43)

Yếu tố đặc tính cá nhân

Đặc điểm cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên. Trước khi đưa ra quyết định chọn trường đại học sinh viên sẽ xem xét các yếu tố như chương trình đào tạo của ngành học mà mình hướng đến của trường mà mình lựa chọn có phong phú khơng, có phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân của mình hay khơng hoặc tình trạng kinh tế gia đình có đủ để đáp ứng học phí của trường khơng. Khi đang ở bậc học THPT các học sinh đã tìm hiểu và xác định cho mình ngơi trường u thích và quan trọng nhất

các bạn đã suy nghĩ về ngành học, cơng việc phù hợp với sở thích, học lực, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp của mình. Trong đó theo kết quả nghiên cứu của Chapman (1981) thì yếu tố năng lực học tập và sở thích của bản thân là 2 yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến quyết định chọn trường của học sinh.

Dựa vào đặc tính cá nhân tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Đặc tính cá nhân có tác động cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD.

Yếu tố đặc điểm trường đại học

Theo kết quả nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) các yếu tố về đặc điểm của trường ĐH như: Vị trí địa lý, học phí, chương trình đào tạo. cơ sở vật chất, các chính sách hỗ trợ từ phía nhà trường.. .đều có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn trường Đại học của sinh viên.

Ứng dụng nghiên cứu Chapman, M.J. Burn (2006) cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại một trường ĐH cụ thể ở Mỹ đã khẳng định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh và bổ sung thêm một vài nhân tố như: mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, sự hấp dẫn của ngành học .

Dựa vào nhóm yếu tố đặc điểm của trường Đại học tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Đặc điểm của trường Đại học càng tốt có tác động cũng chiều đến quyết định chọn trường Đại học của sinh viên ngành QTKD.

Yếu tố cơ hội nghề nghiệp

Theo nghiên cứu của Wiese và cộng sự (2009) cũng chỉ ra cơ hội nghề nghiệp là yếu tố then chốt đối với sinh viên khi xem xét lựa chọn ngành học, trường học của

mình. Ở Nam Phi triển vọng nghề nghiệp được liệt kê như là yếu tố quan trọng thứ hai sau khi lựa chọn chất lượng giảng dạy. Bên cạnh việc tìm kiếm cơng việc ổn định sau khi tốt nghiệp thì việc có một cơng việc ngắn hạn, cơng việc thực tập, hay nghiên cứu trong q trình cịn học tập tại trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây sẽ là cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế, rất hữu ích cho cơng việc sau này (Try, 2004).

Theo S.G.Washburn (2000) và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho cơng việc và cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.

Từ kết quả của các nghiên cứu trên tác giả đưa ra giả thuyết H3 như sau:

học của sinh viên ngành QTKD.

Yếu tố đối tượng tham chiếu

Theo Kotler (1999) định nghĩa: “Hành vi của con người thông thường chịu tác động rất nhiều từ các nhóm tham khảo. Nhóm tham khảo là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách ứng xử của một người hay nhiều người khác”.

Chapman (1981) cho rằng sinh viên bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của gia đình, bạn bè trong việc lựa chọn ngành, trường mà họ sẽ theo học. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các sinh viên có thể được thể hiện theo các cách sau: (1) Họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp về nơi đang theo học; (2) Trong trường hợp là những người thân cận thì chính nơi người thân đang theo học cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009): Dựa trên mẫu nghiên cứu 227 học sinh lớp 12 năm học 2008 - 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy trong số 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh có yếu tố về các cá nhân khác ảnh hưởng đến quyết định chọn trường.

Ngồi đặc tính cá nhân của bản thân người học thì tại Việt Nam hiện nay cá nhân học sinh chịu sự tác động, định hướng rất lớn từ người thân như: gia đình, thầy cơ, bạn bè ... điều này tạo nên yếu tố đối tượng tham chiếu có tác động đến hành vi bản thân rất lớn. Dựa vào nhóm các nhân tố này tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Đối tượng tham chiếu có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD.

Sự hấp dẫn của ngành học

Khi quyết định chọn trường Đại học một yếu tố mà sinh viên rất quan tâm đó là ngành học và chương trình đào tạo của ngành học đó. Hiện nay hầu như tại các trường Đại học đều cơng khai chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của từng ngành học trên Website của trường, chính vì vậy việc sinh viên có thể tìm hiểu, so sánh chương trình đào tạo của ngành mà mình lựa chọn giữa các trường để đưa ra quyết định lựa chọn trường đại học một cách chính xác hơn. Mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành nghề đào tạo được đánh giá qua số lượng và chất lượng đào tạo của trường, một trường đại học có chương trình đào tạo phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và tạo hứng thú cho quá trình học tập của sinh viên sẽ thu hút được nhiều sinh viên theo học hơn và đây cũng là một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại học của sinh viên.

Giả thuyết H5: Ngành học càng đa dạng, hấp dẫn có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD.

Yếu tố các kênh truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm.. .chia sẻ kỹ năng

và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người hoặc giữa các tổ chức nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.

Kee Ming (2010) khẳng định sự ảnh hưởng của nỗ lực giao tiếp giữa các trường đại học với học sinh đến quyết định chọn trường của các học sinh bao gồm: Quảng cáo, tham quan khuôn viên trường đại học, các buổi giao lưu, tư vấn tuyển sinh giữa các trường đại học và trường THPT mang ý nghĩa hết sức to lớn.

Chapman (1981) cũng cho rằng nỗ lực giao tiếp của các trường có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học sinh, gồm: hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các học sinh; giới thiệu học bổng, học bổng du học hay một số chính sách ưu đãi mà trường mang lại cho sinh viên, đăng quảng cáo lên tạp chí, tivi hoặc thơng qua qua các hoạt động văn hóa, thể thao. D.W.Chapman cịn cho rằng, các tài liệu có sẵn cũng tác động đến quá trình chọn trường của học sinh. Chọn trường là một quyết định khơng đầy đủ thơng tin của học sinh. Vì vậy, chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong các tài liệu có sẵn như Website hay các tài liệu in khác sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn trường của học sinh.

Theo nghiên cứu của Lay & Maguire (1981) thì các chuyến thăm trường THPT của đại diện tư vấn tuyển sinh trường đại học được đánh giá là có ảnh hưởng cực kỳ hiệu quả trong việc thu hút học sinh. Cùng với đó nghiên cứu của Hossler và cộng sự (1990) chỉ ra rằng những chuyến thăm này có thể mang lại lợi ích cho cả học sinh và đại diện tuyển sinh.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã kết luận rằng: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh bên cạnh các yếu tố về đặc điểm trường học thì cịn có yếu tố thơng tin có sẵn của nhà trường tác động đến việc chọn trường của học sinh THPT.

Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cũng như thực tiễn ngày nay cho thấy mỗi cá nhân tiếp cận với thông tin ngày càng nhanh, đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Các kênh truyền thơng có vai trị hết sức quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của nhà trường nói chung và hỗ trợ tích cực cho cơng tác tuyển sinh hằng năm. Phương pháp truyền thông hiện nay

được thực hiện sáng tạo kết hợp với các kênh truyền thống và các trang mạng xã hội đã mang lại kết quả cao cho các trường đặc biệt trong công tác tuyển sinh, điều này đã được kiểm định trong nghiên cứu của Kee Ming (2010), Chapman (1981), Jackson (1982), Litten (1982), Lay & Maguire (1981) cùng nhiều nghiên cứu khác. Từ đó tác giả đưa ra giả thuyết H6 như sau:

Giả thuyết H6: Các kênh truyền thông của mỗi trường hoạt động càng tốt, sinh viên có xu hướng chọn trường Đại học đó nhiều hơn.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả đã đưa ra một số định nghĩa, khái niệm liên quan đến quyết định chọn trường của sinh viên như: đại học, lựa chọn, quyết định chọn trường.. .và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, quy trình đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ như: thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi hoạch định (TPB), lý thuyết về hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler. Bên cạnh đó tác giả đã hệ thống và phân tích các nghiên cứu đi trước liên quan đến quyết định chọn trường của học sinh, sinh viên tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau khi phân tích những hạn chế và thành quả đạt được của các nghiên cứu trước đó tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu mới dựa trên các nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), mơ hình nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010), mơ hình nghiên cứu của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009). Trong mơ hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD tại một số trường đại học cơng lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm các 6 yếu tố sau: (1) Đặc tính cá nhân, (2) Đặc điểm của trường đại học, (3) Cơ hội nghề nghiệp, (4) Đối tượng tham chiếu, (5) Sự hấp dẫn của ngành học, (6) Các kênh truyền thông và tác giả đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của từng yếu tố đến quyết định chọn trường của sinh viên.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w