Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Quy trình nghiên cứu

3.2.2.4. Phân tích hồi quy

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) phân tích hồi quy là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ và dự đoán mức độ phụ thuộc giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.

Phân tích hồi quy dược tiến hành dựa trên các bước sau:

Xem xét mối tương quan giữa tất cả các biến, mối tương quan giữa biến độc lập và biến biến phụ thuộc từ đó kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy để kiểm tra

giả thuyết. Hệ số tương quan Pearson trong ma trận hệ số tương quan dùng để xem xét mối tương quan này.

Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình được dựa trên hệ số R2 hiệu chỉnh, với R2 hiệu chỉnh càng gần 1 thì mơ hình xây dựng càng thích hợp, R2 hiệu chỉnh càng gần 0 thì mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình bằng kiểm định F. Nếu trị thống kê F có giá trị Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mơ hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mơ hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được. Kiểm định Independent - Samples T- test được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu - xã hội học có hai thuộc tính (giới tính chia làm giới tính nam và giới tính nữ) vì thế chia tổng thể nghiên cứu thành hai nhóm tổng thể riêng biệt. Kiểm định ANOVA dùng để xem xét có sự khác biệt của quyết định chọn đối với từng nhóm giá trị. Xem xét hệ số phóng đại phương sai VIF của một biến độclập nằm trong khoảng từ 1 đến 10 để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến. Quy tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên được thể hiện như sau:

QĐ = Po+P1*CN+P2*DD+P3*NN+P4*TC+P5*HD+P6*TT

Trong đó:

QĐ: Quyết định chọn trường

Po - P6: Hằng số và các hệ số hồi quy CN: Đặc tính cá nhân

DD: Đặc điểm trường đại học

Tóm tắt chương 3

Trong chương này tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu gồm 2 phương pháp là: phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Các bước nghiên cứu được tác giả mô tả cụ thể trong quy trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm xây dựng các thang đo nháp và hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc khảo sát sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường với bảng khảo sát chính thức gồm 7 nhóm yếu tố và 34 thang đo. Dữ liệu khảo sát được thu thập thông qua bảng khảo sát và xử lý qua phần mềm SPSS 20.

NN: Cơ hội nghề nghiệp

TC: Đối tượng tham chiếu HD: Sự hấp dẫn của ngành học TT: Các kênh truyền thông

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 51 - 54)

w