Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Quy trình nghiên cứu

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Theo Hair (2003) nghiên cứu định lượng thường gắn liền với các cuộc điều tra hay thí nghiệm với kích cỡ mẫu lớn, mục đích của nghiên cứu định lượng là đưa ra các con số cụ thể từ đó dự đốn hay kết luận về mối quan hệ của các yếu tố hay mức độ tác động của các yếu tố đó lên vấn đề nghiên cứu.

Từ nghiên cứu định tính, sau khi xây dựng được thang đo và biến quan sát tác giả tiến hành khảo sát thử 80 sinh viên đang theo học tại các trường, sau khi thu được dữ liệu khảo sát tác giả tiến hành đưa vào mã hóa và chạy thử trên phần mềm SPSS 20 để kiểm định một số hệ số như: Độ tin cậy (Cronbach’s alpha) của các thang đo và nhân tố khám phá EFA. Sau khi chạy thử thấy kết quả đạt ở mức cho phép tác giả tiến hành khảo sát, thu thập số liệu chính thức.

3.2.2.I. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD vì vậy đối tượng khảo sát là sinh viên năm 1, năm 2 thuộc một số trường đại học công lập tại TP.HCM như: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học kinh tế TP.HCM. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện vì chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà nhà nghiên cứu có thể chọn đối tượng khảo sát mà họ có thể dễ dàng tiếp cận và trả lời bảng câu hỏi khảo sát (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011, trang 240). Mặt khác theo Boo & ctg (2005); Brown & ctg (2005); Mack & ctg (2008) và nhiều nghiên cứu khác khẳng định việc chọn mẫu thuận tiện cũng giúp cho nghiên cứu đảm bảo sự tin cậy. Khảo sát này được thực hiện bằng 2 cách đó là phát trực tiếp bản giấy đến sinh viên và khảo sát trực tuyến thông qua biểu mẫu Google Form do tác giả thiết kế.

Kích thước mẫu của nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết và các biến quan sát được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu. Theo Hair & ctg (2006) hay Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng trong phân tích thống kê mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy, cụ thể kích cỡ mẫu phải gấp 5 lần biến quan sát nhưng tốt nhất là gấp 10 lần.

Trong nghiên cứu này có 34 biến quan sát như vậy để đảm bảo độ tin cậy thì kích thước mẫu phải dao động từ 170 đến 340 mẫu. Ngoài ra, theo Tabachnick and Fidell (1991) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt thì cỡ mẫu phải thỏa mãn cơng thức n > 8k + 50 (trong đó n là kích cỡ mẫu, k là số biến quan sát của mơ hình) thì trong nghiên cứu này phải có số lượng mẫu cần thiết là n > 322 mẫu.

Như vậy để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như độ tin cậy của kết quả nghiên cứu tác giả chọn kích thước mẫu chính thức là 350.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w