Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Quy trình nghiên cứu

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên ngành QTKD tại một số trường đại học công lập trên địa bàn TP.HCM, chính vì vậy đối tượng khảo sát mà nghiên cứu hướng tới là sinh viên đại học năm 1, năm 2 của một số trường đại học công lập tại TP.HCM.

Thang đo của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên sự tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết và sử dụng thang đo mà các nhà nghiên cứu ở các đề tài trước đã sử dụng như: Mơ hình chọn trường đại học học của Kee Ming (2010), nghiên cứu của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009) và các nghiên cứ khác như nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011), Nghiên cứu của D.W Chapman (1981) đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của công tác tuyển sinh cũng như xu hướng lựa chọn trường đại học của sinh viên những năm gần đây. Tập hợp các biến quan sát được xây dựng để đo lường mức độ ảnh hưởng của 06 yếu tố đến quyết định chọn trường của sinh viên được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ tương ứng như sau: 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Khơng đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Dựa vào các cơ sở lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu trước đây và mơ hình nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 2 tác giả xây dựng thang đo nháp như sau:

Thang đo đặc tính cá nhân

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong đề tài “Khảo sát các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) tác giả đã phát triển và xây dựng thang đo đặc tính cá nhân gồm 3 biến quan sát ký hiệu từ CN1 đến CN3:

- CN1: Tơi chọn trường vì phù hợp với học lực của tơi

- CN2: Tơi chọn trường vì thấy mức học phí phù hợp với kinh tế gia đình tơi

- CN3: Tơi chọn học ngành Quản trị kinh doanh tại trường vì phù hợp với tính cách của tơi ❖ Thang đo đặc điểm trường đại học

trường, học phí, chính sách học tập, điều kiện tuyển sinh ... đây là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên. Thang đo này được xây dựng dựa vào kết quả nghiên cứu trong mô hình của tác giả D.W.Chapman (1981) và một số nghiên cứu như: “Mơ hình chọn trường đại học ở Malaysia- một phương pháp tiếp cận” của Joseph Sia Kee Ming (2010), “Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học” Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009) và mơ hình “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Phương Toàn (2011), tác giả xây dựng các biến quan sát đo lường yếu tố về đặc điểm của trường học gồm 7 biến quan sát được ký hiệu từ DD1 đến DD7:

- DD1: Tơi chọn trường vì địa điểm học tập thuận tiện cho quá trình di chuyển - DD2: Tơi chọn trường vì học phí ổn định

- DD3: Tơi chọn trường vì cơ sở vật chất đồng bộ, đáp ứng yêu cầu học tập - DD4: Tôi chọn trường vì có đội ngũ giảng viên danh tiếng, trình độ chun

mơn cao

- DD5: Tơi chọn trường vì có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho sinh viên - DD6: Tơi chọn vì trường có uy tín trong ngành giáo dục

- DD7: Tơi chọn trường vì điểm xét tuyển đầu vào phù hợp với học lực của tôi ❖ Thang đo cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp là khả năng người học có thể tìm kiếm được việc làm và khả năng làm việc của bản thân sau khi tốt nghiệp hoặc ngay khi còn đang theo học tại trường. Trong nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010); “Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học” của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2009) và mơ hình “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Phương Tồn (2011). Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã chỉ ra sinh viên thường có những lựa chọn trường đại học dựa trên cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học hiện có. Họ bị ảnh hưởng bởi những gì sinh viên tốt nghiệp đang làm, những gì các trường đại học đóng góp cho xã hội. Từ cơ sở này tác giả xây dựng thang đo cơ hội nghề nghiệp gồm 05 biến quan sát được ký hiệu từ NN1 đến NN5 như sau:

- NN1: Tơi chọn học ngành QTKD tại trường vì nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành QTKD cao

- NN3: Tốt nghiệp ngành QTKD tại các trường đại học cơng lập thuận lợi cho q trình tuyển dụng

- NN4: Tơi chọn trường vì nhà trường có sự kết nối, hợp tác tốt với doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

Thang đo đối tượng tham chiếu

Thang đo đối tượng tham chiếu đến từ sự tác động của những người xung quanh như bố mẹ, thầy cô, bạn bè ...Yếu tố này được thể hiện qua nghiên cứu của Chapman (1981); “Mơ hình chọn trường đại học ở Malaysia - một phương pháp tiếp cận” của Joseph Sia Kee Ming (2010); “Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học” của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi và mơ hình “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Phương Toàn.

Thang đo đối tượng tham chiếu gồm 5 biến quan sát được ký hiệu từ TC1 đến TC5: - TC1: Ba, mẹ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tơi

- TC2: Thầy, cơ trường THPT có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tôi - TC3: Bạn bè có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tôi

- TC4: Các anh, chị sinh viên đã và đang theo học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tôi

- TC5: Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tôi

Thang đo sự hấp dẫn của ngành học

Sự hấp dẫn của ngành học thể hiện ở chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo đó có tạo được hứng thú cho sinh viên không, kiến thức mà ngành mang lại đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và làm việc mà các doanh nghiệp yêu cầu không. Dựa vào mơ hình “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Phương Tồn (2011); mơ hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường cao đẳng nông nghiệp, thực phẩm và tài nguyên của học sinh Mỹ gốc Phi” của Marvin J. Burns (2006) tác giả đề xuất các biến quan sát của thang đo sự hấp dẫn của ngành học được ký hiệu HD1 đến HD4:

- HD1: Chương trình đào tạo của ngành QTKD tại trường gắn liền với thực tiễn

- HD2: Kiến thức ngành QTKD rất phong phú và đa dạng đáp ứng u cầu cơng việc của nhà tuyển dụng

- HD3: Tính ứng dụng của ngành QTKD trong thực tế rất cao

- HD4: Ngành QTKD ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người học lựa chọn ❖ Thang đo các kênh truyền thơng

Để đạt được kết quả tuyển sinh tốt ngồi các yếu tố như thương hiệu, tỉ lệ sinh viên có việc làm, chất lượng đào tạo thì cơng tác truyền thơng đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin, mang nhà trường đến gần với sinh viên. Truyền thông là khả năng làm cho nhiều người biết đến những điểm nổi bật của trường mình trên tất cả các phương diện ngay cả khi sinh viên chưa sử dụng dịch vụ học tập tại trường. Trong các mơ hình nghiên cứu “Mơ hình chọn trường đại học ở Malaysia- một phương pháp tiếp cận” của Joseph Sia Kee Ming (2010); mơ hình nghiên cứu của D.W.Chapman (1981); “Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của của học sinh trung học” của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2008) và mơ hình “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Phương Tồn (2011). Trong nghiên cứu của mình các tác giả này đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố truyền thông, cách tiếp cận của các trường đại học đến các bạn sinh viên THPT và các bậc phụ huynh. Từ kết quả nghiên cứu trên và tình hình thực tiễn trong ngành giáo dục và đào tạo cộng với sựu phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay tác giả đề xuất các biến quan sát của yếu tố các kênh truyền thông gồm 06 biến quan sát được ký hiệu từ TT1 đến TT6 như sau:

- TT1: Tơi chọn trường vì xem nguồn thơng tin từ Facebook, Youtube

- TT2: Tơi chọn trường vì được tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp tại các trường THPT

- TT3: Tơi chọn trường vì tìm hiểu thơng tin trên Website chính thức của trường - TT4: Tơi chọn trường vì xem thơng tin từ báo chí, truyền hình

- TT5: Tơi chọn trường vì nhận được phản hồi tích cực của anh, chị khóa trước đã và đang theo học

- TT6: Tơi chọn trường vì được tham quan cơ sở vật chất, tham gia hoạt động xã hội tại trường

Thang đo quyết định chọn trường Đại học

Thang đo này được xây dựng dựa vào kết quả nghiên cứu về quyết định chọn trường của các tác giả D.W.Chapman (1981) và Kee Ming (2010). Thang đo này gồm 05 biến quan sát được ký hiệu từ QD1 đến QD5:

- QD1: Tơi đã tìm hiểu kỹ thơng tin về trường trước khi chọn - QD2: Tơi tin mình đã chọn đúng trường mà tơi mong muốn - QD3: Tơi hài lịng khi chọn học ngành QTKD tại trường

- QD4: Tơi chắc chắn sẽ hồn thành chương trình học của mình tại trường - QD5: Tơi sẽ giới thiệu trường mình đã chọn cho người khác

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w