2.1.4.1. Yêu tố bên ngoài hộ
a. Điều kiện tự nhiên
* Thời tiết :Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động hệ sinh thái và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển.
Nhiệt độ, số giờ nắng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của ngư dân. Nhiều ngư dân biết tận dụng những tháng có giờ nắng cao sản xuất các mặt hàng khô trên biển với chất lượng cao như mực khô, cá khô,… làm tăng thêm lợi nhuận trong quá trình đánh bắt.
* Chế độ thủy triều: chế độ thủy triều khá phức tạp bao gồm nhiều tính chất thủy triều khác nhau, bán nhật triều thay đổi với biên độ khác nhau làm cản trở việc ra vào cảng của các tàu thuyền đặc biệt là ở những vùng có bãi ngang, bãi bồi, nhiều tàu có thể bị mắc cạn trong quá trình ra vào cảng. Chính vì vậy công tác nạo vét, khơi thông các cửa sông là một trong các quan tâm của ngư dân khi ra vào cảng.
* Bão và áp thấp: các ngư dân thường phải xem dự báo thời tiết về các ngư trường mình đánh bắt, trong quá trình đánh bắt, vì lý do thời tiết, nhiều tàu thuyền phải di chuyển ngư trường khai thác an toàn hơn, chi phí cho việc đi lại tốn kém, … tổn thất nhiều về các khoản phí khác, dẫn đến làm giảm doanh thu khai thác.
b. Thị trường
* Ảnh hưởng của thị trường các yếu tố đầu vào: Thị trường các yếu tố đầu vào của đánh bắt hải sản bao gồm: nhiên liệu, lương thực thực phẩm, nước đá, lao động, … luôn là những yếu tố biến động mạnh. Sự thay đổi chỉ số giá cả các sản phẩm đầu vào tác động mạnh đến phát triển kinh tế đặc biệt là giá xăng dầu. Có năm giá xăng dầu quá cao, một số tàu đã phải nằm bờ, một số ra khơi nhưng không dám tìm các ngư trường khơi để khai thác dẫn đến hiệu quả khai thác bị giảm sút.
* Ảnh hưởng của thị trường các yếu tố đầu ra: Sự gia tăng dân số ở Việt Nam và thế giới đẩy như cầu về thủy sản tăng theo. Mức tiêu dùng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam theo FAO là 26,4kg/người/năm (năm 2010) thấp hơn khu vực Đông Nam Á. Xu hướng người tiêu dùng hiện nay là thích các sản phẩm tươi sống. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng thích sản phẩm từ biển. Nếu nhu cầu người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng sẽ làm tăng giá bán, kích thích khai thác thủy sản, phục vụ cho nhu cầu chế biển thực phẩm, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, đồng thời làm tăng GDP cả nước.
c. Cơ chế chính sách của nhà nước
* Chính sách chi ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước đảm bảo hình thành những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế thủy sản của hộ ngư dân
Thứ hai, chi ngân sách nhà nước góp phần nâng cao trình độ của hộ ngư dân Thứ ba, chi ngân sách nhà nước góp phần tổ chức lại hình thức sản xuất trên biển
* Cách thức thực hiện chính sách chi ngân sách khai thác hải sản
Chi trực tiếp: Nhà nước trực tiếp phân bổ nguồn vốn ngân sách xuống từng địa phương để thực hiện các chương trình, mục tiêu đã định.
Chi gián tiếp: Nhà nước chi hỗ trợ vốn gián tiếp cho ngư dân thông qua cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng thương mại ( áp dụng cho hình thức ngư dân vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá hoặc vay vốn mua sắm máy móc trang thiết bị).
* Chính sách thuế
Trong hoạt động khai thác thủy sản thì chính sách thuế có ảnh hưởng đến hộ ngư dân trên các khía cạnh khác như. Nhà nước góp phần khuyền khích các hộ dân áp dụng các công nghệ sạch, ít ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác hải sản; đồng thời góp phần làm thay đổi quy mô sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho hộ ngư dân. Nhà nước hỗ trợ chính sách thuế thực hiện thông qua xác định đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, thông qua việc quy định mức thuế suất và thông qua quy định điều kiện ưu đãi, miễn giảm thuế.
* Chính sách bảo hiểm
dân. Bảo hiển được hiểu là một hoạt động qua đó nhiều người có mong muốn nhu cầu được bảo vệ trước cùng một rủi ro, một ngu cơ nào đó đã đóng góp lập nên một quỹ chung để từ quỹ chung này bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra cho một hoặc một số ít thành viên trong cộng đồng những người đã đóng góp. Như vậy dựa trên cơ sở số lớn rủi ro đạt được chuyển giao và phân tán, việc gánh chịu thiệt hại đối với một hoặc một vài cá nhân trỡ nên dễ dàng hơn, việc khắc phục hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra bởi vậy cũng nhanh chóng và tốt hơn. Đồng thời hộ ngư dân khi tham gia bảo hiểm còn có thể ổn dịnh về chi phí và an tâm về mặt tinh thần
Chính sách ưu đãi bảo hiểm được thực hiện thông qua ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản, hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thuyền viên.
2.1.4.2. Yếu tố thuộc về hộ
a. Vốn
Đối với người dân làm nghề khai thác hải sản thì việc có được một nguồn tiền lớn để có thể đóng tàu khai thác hải sản hoặc tu sửa tàu thuyền là điều rất khó khăn. Hầu như ít có hộ gia đình nào có thể tự trang trải được các khoản chi phí này khi mới tham gia vào nghề. Do vậy nguồn vốn mà họ có thể huy động được chỉ bằng cách vay ngân hàng hoặc vay ở các nguồn tư nhân khác bên ngoài. Tuy nhiên vấn đề vay vốn lại gặp rất nhiều khó khăn tùy theo nguồn tài trợ. Đối với ngân hàng thì ngư dân gặp khó khăn trong việc thế chấp các tài sản khác để vay vốn, còn đối với nguồn vốn vay bên ngoài thì họ phải vay với lãi suất rất cao và vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến lãi thu được sau mỗi chuyến đi biển.
b. Tài sản phục vụ đánh bắt hải sản
Nếu giả định tại một vùng biển nhất định với các điều kiện nguồn lợi như nhau, tay nghề và kỹ thuật khai thác của lao động không có sự khác biệt và các yếu tố khác ổn định, thì sản lượng thủy sản đánh bắt được phụ thuộc lớn vào số lượng tàu thuyền ra khơi khai thác, nghĩa là tàu thuyền ra khơi càng nhiều thì sản lượng mang lại càng lớn và ngược lại tàu thuyền càng ít thì sản lượng khai thác được càng ít.
Ngư cụ như: lưới rê, lưới kéo, mành, câu,…, các tàu thường có xu hướng kiêm nghề, nghĩa là làm cả nghề chính và nghề phụ. Ngư cụ đánh bắt cũng thay đổi theo từng
mùa tùy thuộc vào khả năng của chủ tàu, sự đa dạng của ngư cụ đã góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt nghề cá. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp xảy ra là ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề hoặc cải hoán nghề, nhưng không đăng kí với cơ quan quản lý, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tàu thuyền, nghề cũng như bảo vệ nguồn lợi.
Sự tiên tiến về tàu thuyền, ngư cụ là một yếu tố quan trọng. Tàu thuyền kém chất lượng (vỏ tàu đóng gỗ, máy tàu cũ…) sẽ rất khó khăn để phát triển đánh bắt xa bờ, ảnh hưởng nhiều đến thời gian bám biển khi có các sự cố về thời tiết, mức độ an toàn không cao.
c. Lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho quá trình ĐBHS. Các lao động tham gia đánh bắt phần nhiều còn ít được đào tạo. Do đời sống của ngư dân quá phụ thuộc vào biển nên khi chuyển đổi nghề nghiệp hoặc định hướng phát triển theo quan điểm bền vững phải tính đến sự chuyển đổi sinh kế cho họ và người dân trong gia đình. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của thuyền trưởng hay các lao động trên tàu thường là rất thấp, có người chưa đi học, hay chỉ ở mức tiểu học, trung học cơ sở… Điều này hạn chế đến khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
d. Trình độ khinh nghiệm của chủ thuyền
Doanh số có lãi (và giá bán) phụ thuộc vào khả năng của người sản xuất có thể cung cấp cho thị trường đúng lúc và đúng loại sản phẩm đang được yêu cầu. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm của các chủ tàu, để có quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch đánh bắt chính xác sao cho có thể cung cấp cho thị trường đúng loại sản phẩm, vào đúng thời điểm, đúng nơi tiêu thụ và sử lý tốt các sản phẩm đánh bắt ngay trên tàu và sau khi lên bờ.