Thế giới hiện nay đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu ngành thủy sản, đó là sự chuyển hướng sang nuôi trồng, cơ cấu lại nghề khai thác, tận dụng các nguồn thủy sản sẵn có mà trước đây trong nước còn chưa sử dụng đúng, hay nói cách khác là bị sử dụng lãng phí. Sự chuyển đổi cơ cấu đó đi cùng với các liên kết toàn cầu
tạo nên sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản chung. Tập chung nhất là sự ra đời luật ứng xử nghề cá có trách nhiệm được thông qua năm 1995, được hội nghị bộ trưởng các nước thành viên tổ chức Nông lương thế giới cam kết thực hiện năm 1999 (FAO, 1999). Với đặc trưng là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt thủy sản từ năm 2000 không có nhiều biến động và có tốc độ phát triển khá ổn định. Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4% /năm. Cơ cấu nguồn cung dịch chuyển theo hướng giữ ổn định nguồn khai thác tự nhiên để giảm tình trạng khai thác quá mức.
Đồ thị 2.1 Đánh bắt hải sản tổng của thế giới
Nguồn: FAO 2018 Tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu năm 2014 là 93,4 triệu tấn, trong đó 81,5 triệu tấn là khai thác biển và 11,9 triệu tấn là khai thác nội địa. Đối với sản lượng khai thác biển, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lớn, tiếp đến là Indonesia, Mỹ và Liên bang Nga. Sản lượng khai thác cá cơm ở Peru đã giảm xuống 2,3 triệu tấn năm 2014 – bằng một nửa năm trước và là mức thấp nhất kể từ khi hiện tượng El Nino xảy ra năm 1998. Tuy nhiên, năm 2015, sản lượng khai thác loài đã phục hồi hơn 3,6 triệu tấn.
0 50 100 150 200 250 300
Nội địa Biển Tổng số bắt
Bảng 2.2. Đánh bắt nội địa toàn cầu Quốc gia Sản lượng (Triệu tấn) So sánh (%) 2005-2014 2015 2016 2005- 2014 2015- 2016 2015-2016 ( tấn) Trung Quốc 13189273 15314000 15246234 15.6 -0.4 -67766 Indonesa 5074932 6216777 6109783 20.4 -1,7 -106994 India 3218050 3497284 3599693 11.9 2.9 104409 Nhật Bản 3992458 3423099 3167610 -20.7 -7.5 -255489 Việt Nam 2081551 2607214 2678406 28.7 2,7 71192 Philispin 2155951 1948101 1865213 -13,5 -4.3 -82.888 (Nguồn: FAO 2018) Năm 2016, sản lượng khai thác cá cơm của Peru giảm chủ yếu là do các biện
pháp quản lý trong khai thác như cấm khai thác trong quý 4 để bảo vệ nguồn lợi cá cơm. Một số nước khác như India, Việt Nam sản lượng khai thác tăng trong năm 2016. Tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản của Nhật giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần , ước tính giảm khoảng 21% tổng sản lượng thủy sản của nước này. Nhìn chung, trong năm 2016, tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu đạt trên 105 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2016 (FAO, 2018).
Địa Trung Hải và Biển Đen, Vùng Đông Nam Thái Bình Dương và Vùng Tây Nam Đại Tây Dương vẫn có tỷ lệ nguồn lợi thủy sản không bền vững ở mức cao, mặc dù vùng Đông Nam Thái Bình Dương và Vùng Tây Nam Đại Tây Dương đã có sự cải thiện bền vững đáng kể so với báo cáo SOFIA gần nhất của FAO.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 34,2% sản lượng thủy sản khai thác trong năm 2017 “không bền vững về mặt sinh học” và lạm thác, nhiều hơn 3,3% so với năm 2018.
Nhóm chuyên gia của FAO mới đây đã tổ chức một hội thảo trực tuyến nhằm giới thiệu và phát hành báo cáo “Thực trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2020 (SOFIA)”.
Bảng 2.3 Các khu vực có thị phần lớn nhất trong sản lượng khai thác nội địa toàn cầu TT Lưu vực nước Tỷ trọng trong tổng sản lượng toàn cầu (%) TT Lưu vực nước Tỷ trọng trong tổng sản lượng toàn cầu (%) 1 Sông Mê Kông (bao gồm Biển
Hồ ở Campuchia)
15,18 7 Sông Hằng (Ấn Độ)
3,51
2 Sông Nin (Châu Phi) 7,70 8 Sông Châu Giang 3,27 3 Vùng Ayeyarwady (Mianma) 7,82 9 Ven bờ Trung
Quốc
2,75
4 Sông Trường Giang 6,83 10 Sông Hồng 2,46
5 Sông Brahmaputra (Tây Tạng) 5,52 11 Sông Thái Lan 2,37
6 Sông Amazon 4,26 12 Sông Niger 2,13
(Nguồn: FAO, 2020)
Theo số liệu do FAO tổng hợp năm 2020, sản lượng khai thác nội địa toàn cầu tăng ổn định qua các năm và đạt mức hơn 12 triệu tấn năm 2018, mức cao nhất từ trước đến nay. Khai thác nội địa đã đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu từ mức 8% vào cuối những năm 1990 lên 12,5% năm 2018 do có sự giảm sút sản lượng khai thác hải sản vào cuối thế kỷ trước.
Trung Quốc là nước đứng đầu về sản lượng khai thác nội địa, duy trì ổn định tương đối sản lượng vào khoảng 2,1 triệu tấn mỗi năm trong hơn 20 năm qua. Tổng sản lượng khai thác nội địa trên thế giới tăng chủ yếu do sản lượng tăng của một số nước trong tốp đầu về khai thác nội địa ngoài Trung Quốc như Ấn Độ, Băng la đét, Mianma và Campuchia. Cùng với Trung Quốc, đây là nhóm 5 nước tốp đầu về sản lượng thủy sản khai thác nội địa, chiếm tới 51% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo nhận định của FAO, khai thác nội địa tuy phát triển rộng khắp, nhưng lại tập trung hơn so với khai thác hải sản. Tốp 16 nước có sản lượng cao nhất đã chiếm hơn 80% tổng sản lượng thủy sản khai thác nội địa toàn thế giới. Châu Á, nơi thủy sản khai thác nội địa chiếm phần quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng dân cư, đóng góp ổn
định tới 2/3 tổng sản lượng toàn cầu từ giữa những năm 2000. Tốp 6 nước đứng đầu về sản lượng thủy sản khai thác nội địa đều thuộc về châu Á. Châu Phi là khu vực mà nghề cá nội địa là ngành cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhất là đối với những nước không có biển và thu nhập thấp. Do vậy, Đây là khu vực lớn thứ hai sau châu Á về sản lượng thủy sản khai thác nội địa, đóng góp tới 25% tổng sản lượng toàn cầu. Khu vực châu Mỹ và châu Âu chỉ đóng góp 9% vào sản lượng thủy sản khai thác nội địa toàn cầu.
"Ngành thủy sản rất quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu của FAO về một thế giới không có nạn đói và suy dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và cuộc chiến chống đói nghèo đang phát triển", Tổng giám đốc FAO José Graziano da Silva nói.