4.2.4.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất
Bảng 4.9 Cơ cấu nghề của hộ ngư dân chuyên dùng đánh bắt hải sản xa bờ
Chỉ tiêu QML (n=30) QMN (n=10) Số lượng (BQ/số hộ) CC(%) Số lượng (BQ/số hộ) CC(%) Lưới vây, mành vó 24 20% 8 60%
Lưới vây, mành vó, lưới kéo 3 2,5% 1 7,5%
Lưới kéo, mành vó 3 - - 7,5%
Lưới vây, lưới rê, mành vó - 2,5% 1 -
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Qua số liệu điều tra cho thấy, số lượng tàu thuyền của xã Hoằng Trường tập chung nhiều theo nghề lưới vây và mành vó là chủ yếu chiếm 80%, trong đó quy mô lớn tập chung theo nghề lưới vây và manh vó nhiều hơn chiếm 60% so với lưới vây và mành vó ở quy mô nhỏ chiếm 20%. Bên cạnh đấy còn một số thuyền thêm nghề phụ là lưới kéo và lưới rê chiếm 20% toàn xã Hoằng Trường. Việc tập trung vào một nghề lưới vây và manh vó cho thấy sản lượng thu được từ nghề này khá cao so với các nghề khác nên các ngư dân sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tùy vào công suất của tàu thuyền, loại máy tàu, …thì khả năng khai thác được nhiều sản lượng của nghề lưới vây và mành vó sẽ khác nhau. Với quy mô lớn phần lớn đều sử dụng nghề mành vó và lưới vây với công suất tàu lớn, loại máy tàu chịu lực cao thì sản lượng đánh bắt được sẽ nhiều hơn so với quy mô nhỏ có công suất nhỏ hơn.
4.2.4.2 Thông tin về khai thác hai sản xa bờ của xã
Thông tin điều tra ĐVT Quy mô lớn (n=30)
Quy mô nhỏ (n=10)
Số lần đi đánh bắt/năm Lần 20-23 18-20
Số ngày đi đánh bắt/ chuyến Ngày 10-14 7
Thời gian từ bờ ra tới ngư trường Giờ 17 giờ 7-10giờ
Phạm vi hoạt động Hải lý >60 16-24
Mùa vụ Mùa 2 2
Số lượng đánh bắt trung bình/chuyến
Tấn >=4 tấn =<3 tấn
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo số liệu điều tra thu được ở bảng ta thấy, tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn thì số ngày đi đánh bắt trên một chuyến dài hơn là 14 ngày/chuyến nhiều hơn so với tàu có công suất nhỏ là 7 ngày/chuyến. Với tàu thuyền có quy mô lớn thì hầu hết đều hoạt động đánh bắt xa bờ lớn hơn 60 hải lý để đánh bắt nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn so với quy mô nhỏ đánh bắt trung bình trong khoảng 24 hải lý. Cũng vì vậy mà thời gian tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn ra đến ngư trường để đánh bắt cũng chiếm phần lớn thời gian trong ngày là 17 tiếng, so với quy mô nhỏ thì công suất máy nhỏ hoạt động gần bờ thì chỉ mất 10 giờ ra đến ngư trường khai thác cho tàu có công suất nhỏ. Với việc sản lượng đánh bắt trung bình/ chuyến, tàu có quy mô lớn hơn thì sẽ thu được sản lượng lớn hơn so với tàu có quy mô nhỏ. Theo điều tra hộ dân cho biết , tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn thì một chuyến đi biển họ mang về trung bình trên 4 tấn sản lượng thủy sản, còn công suất nhỏ với quy mô nhỏ thì chỉ mang về dưới 3 tấn sản lượng có khi còn rất là ít vì lượng tàu thuyền quy mô nhỏ khai thác gần bờ khá là nhiều nên lượng thủy sản sẽ dần cạn kiệt. Hiện nay tàu thuyền khai thác của các ngư dân tại xã phần lớn là tàu thuyền có công suất lớn từ 680CV-829CV, đây là nhóm tàu mang lại nhiều sản lượng nhất trong tổng sản lượng đánh bắt toàn xã. Vì vậy các hộ ngư dân đã và đang chuyển đổi sang tàu thuyền có quy mô lớn nhằm cải thiện đời sống, tạo nên thu nhập cao hơn. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy động nguồn vốn để cải hoán, đổi mới, nâng cấp tàu thuyền từ quy nhỏ có công suất nhỏ lên quy mô lớn có công suất lớn.
4.2.4.3 Chi phí sửa chữa trang thiết bị
Bảng 4.11 Cơ cấu chi phí sửa chữa trang thiết bị của hộ ngư dân
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo thông tin điều tra cho thấy hầu hết tàu thuyền ở quy mô nhỏ và quy mô lớn trung bình sửa chữa tàu thuyền một lần/năm. Tàu thuyền có công suất khác nhau thì chi phí sữa chữa sẽ khác nhau và đi theo chiều hướng tăng theo quy mô, công suất tàu thuyền đánh bắt. Tàu thuyền quy mô lớn thì chi phí sửa chữa cho từng chi tiết trên tàu như vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị, ngư cụ càng lớn. Theo điều tra từ các hộ ngư dân, đối với nhóm tàu thuyền có quy mô nhỏ thì chi phí sửa chữa tập chung cao ở phần vỏ tàu thuyền chiếm 38,83% bởi lẽ tàu có công suất nhỏ hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ, tàu để lâu và di chuyển đánh bắt nhiều lần hơn so với quy mô lớn, va chạm ảnh hưởng đến các vỏ tàu, máy tàu cũng như trang thiết bị và ngư cụ. Đối với máy tàu hoạt động với công suất nhỏ quy mô nhỏ thì công suất hoạt động của máy rất là nhỏ nhưng sử dụng khi đánh bắt thủy sản phải hoạt động nhiều hơn so với quy mô lớn trung bình 3 chuyến/tháng, chịu nhiều sức ép khi liên tục vận hành máy móc để phục vụ khai thác thủy sản gần bờ thì sẽ dễ dàng hư hỏng nên chiếm 24,27% chi phí sửa chữa . Về phần trang thiết và ngư cụ của quy mô nhỏ bởi có công suất nhỏ nên hoạt động khai thác chỉ diễn ra ở gần bờ nên sản lượng thu được rất là ít vì vậy ngư cụ cũng ít hư hỏng hơn và chỉ chiếm 16,99%.
Danh mục
QMN QML
Số lần sửa chữa/năm
Chi phí sửa chữa Tb/một lần (tr.đ)
Số lần sửa chữa/năm
Chi phí sửa chữa tb/một lần (tr.đ) Vỏ tàu 1 160 1 220 Máy tàu 1 100 1 170 Trang thiết bị 1 80 1 90 Ngư cụ 2 70 20 280 Chi phí phát sinh 1 2 1 5 Tổng 412 765
Ngược lại, đối với tàu thuyền có quy mô lớn, công suất lớn sẽ có sức chịu đựng rất cao, ít hư hỏng vỏ tàu, máy tàu hơn tàu có quy mô nhỏ. Các hộ ngư đân luôn mong muốn đánh bắt xa bờ sẽ được nhiều sản lượng hơn quy mô nhỏ, muốn sản lượng đánh bắt thu thập cao cũng đồng thời nguồn vốn phải cải hoán, sửa chữa, nâng cấp cũng phải lớn mới đáp ứng được nhu cầu. Ở quy mô lớn này, chi phí bỏ ra sửa chữa cao nhất cho ngư cụ chiếm 36,60% so với tổng chi phí sửa chữa, nguyên nhân chi phí này cao là bởi vì ngư cụ dùng cho nghề lưới vây và mành vó chuyên bắt nhưng loại thủy sản to, nhanh bị rách, hư hỏng cao, buộc phải sửachữa nhiều lần trung bình 1 lần/chuyến đánh bắt.
4.2.4.4 Kết quả tổ chức hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ
a. Sản lượng trung bình đánh bắt được sau một chuyến
Bảng 4.12 Sản lượng trung bình đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ ngư dân trung bình trong chuyến
Thông tin điều tra ĐVT QMN QML
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 10 25% 30 75% Sản lượng(tấn) <1 Tấn - - - - 1-3 Tấn 10 25% 7 17,5% >4 Tấn - - 23 57,5%
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo thông tin điều tra, ta thấy rất rõ ở quy mô nhỏ tàu thuyền đa số là đánh bắt hải sản gần bờ nên mức sản lượng hải sản thu được ít hơn so với quy mô lớn. Nguyên nhân là do tàu có trọng tải và công suất thấp, hoạt động không theo tổ chức, hầu hết ngư dân có trình độ văn hóa thấp và thường sử các phương pháp khai thác triệt để. Vì vậy mà sản lượng hải sản gần bờ ngày càng cạn kiệt, phải cạnh tranh nhiều với các tàu thuyền khác nên thu về sản lượng rất là ít từ 1 tấn đến dưới 3 tấn chiếm 100%. Theo hộ ngư dân cho biết, sản lượng lớn nhất mà quy mô nhỏ đạt được là 2,9 tấn nhưng chỉ là số lần hiếm hoi đạt được, và chủ yếu thường khai thác được sản lượng khoảng 1,6 tấn. Nhìn vào sản lượng thu được cho ta thấy rõ ở quy mô nhỏ đem lại cho ngư dân sản lượng thấp, lợi nhuận thấp làm cho thu nhập cuộc sống ngư dân còn khá là bấp bênh. Khi các hộ ngư
dân có quy mô lớn, tàu thuyền có công suất cao, máy móc , trang thiết bị cải tiến và khai thác ở xa bờ thì lượng thủy sản khai thác được rất cao thu về trên 4 tấn/chuyến, có khi vào mùa từ tháng 7 đến tháng 12 thì lượng thủy sản khai thác được lên 5 tấn/chuyến và sản lượng ít nhất là 3,7 tấn/chuyến. Bởi vậy nhu cầu mong muốn của ngư dân có quy mô nhỏ hiện nay luôn mong muốn được chuyển nghề từ khai thác hải sản gần bờ sang khai thác hải sản xa bờ để cải thiện được đời sống, kinh tế, thu thập cao. Xong vấn đề khó khăn nhất là nguồn vốn hạn hẹp để tăng công suất tàu, đầu tư tàu thuyền quy mô lớn, đầu tư trang thiết bị cũng như chi phí sữa chữa rất cao.
b. Sản lượng chủ yếu các hộ ngư dân đánh bắt
Bảng 4.13 Sản lượng chủ yếu của các hộ ngư dân đánh bắt trong một chuyến đi gần nhất Thông tin điều tra ĐVT QML QMN Số lượng (n=30) Tỷ lệ % Số lượng (n=10) Tỷ lệ % Tổng sản lượng/chuyến Tấn 4,2 100 2,95 100 Sản lượng đánh bắt chủ yếu (tấn) Tôm Tấn 0,4 9,5 0,35 11,86 Mực Tấn 0,3 7,14 0,25 8,47 Cá Lưỡng Hồng Tấn 1,35 32,14 0,95 32,2 Cá Nục Tấn 0,75 17,86 0,5 16,95 Cá Dưa Tấn 0,6 14,29 0,4 13,56 Cá Trích Tấn 0,65 15,48 0,4 13,5 Khác Tấn 0,15 3,57 0,1 3,39
(Thống kế số liệu điều tra)
Sản lượng chủ yếu được các hộ ngư dân khai thác ở cả hai quy mô lớn và quy mô nhỏ đều tập chung đánh bắt cá Lưỡng Hồng, ở quy mô lớn cá Lưỡng Hồng chiếm phân lớn trên tổng sản lương/chuyến là 32,14% và quy mô nhỏ chiếm 32,2%. Hầu hết các ngư dân luôn mong muốn lần ra khơi sẽ thu hoạch được nhiều sản lượng nhất là cá Lưỡng Hồng bởi loại cá này có giá trị bán ra rất cao, nhu cầu người tiêu dùng khá cao bởi độ dinh dưỡng trong cá Lưỡng Hồng rất cao nên người tiêu dùng có nhu cầu cao. Bên cạnh đấy cá nục, cá trích cũng là hai loại cá được tiêu thụ rất nhiều dù giá/cân không quá cao bởi vậy mà người tiêu dùng nào cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên, yếu tố thu nhập phụ thuộc lớn vào nhu cầu, giá cả thị trường. Nhu cầu thị trường càng lớn, giá sản phẩm càng cao, thu nhập càng lớn và ngược lại.
4.2.5 Tiêu thụ và xu .5 Tiê
4.2.5.1 Tiêu thu và xuất khẩu của các hộ ngư dân tại xã Hoằng Trường
Biều đồ 4.1 Cơ cấu tiêu thụ và xuất khẩu của các hộ dân
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) Theo số liệu điều tra, việc tiêu thụ sản phẩm của các ngư dân khi cập bến tại địa
phương rất thuận tiện bởi người thu mua họ trực tiếp có mặt đến lấy sản phẩm ngay khi tàu thuyền vào bờ chiếm 92,5% , trong đó sự đóng góp của thương lái buôn 95% khi tàu thuyền cập bến các thương lái buôn rất nhanh ra mua những sản phẩm của ngư dân để đem bỏ sỉ cho các chợ trên toàn tỉnh việc này làm tăng kinh tế cũng như nhu cầu đánh bắt hải sản tại xã cũng tăng lên. Sau đó, các phiên chợ của xã cũng được bày bán các sản phẩm tươi sống thu hút rất nhiều lượng khách hàng chiếm 85%. Tại xã thì mới có 19 cơ sở thu mua chế biến nhà máy chiếm 15% và xuất khẩu sang các nước 50% làm chậm kinh tế và giảm năng suất hơn, việc chỉ đổ buôn cho thương lái và chợ thì hiệu quả kinh tế về giá cả sẽ giảm hơn so với xuất khẩu và thu mua bởi các nhà máy. Đây cũng là một phần khó khăn của xã Hoằng Trường, các cấp chính quyền luôn khuyến khích những doanh nghiệp gia tăng thu mua để khuyến khích ngư dân đánh bắt đồng thời cải thiện được cuộc sống của các ngư dân và làm kinh tế xã phát triển.
4.2.5.2. Dh.5.2 là trên địa bàn xã đã có khoảng 25 đại lý chuyên thu m
a. Dịch vụ hậu cần
Dịch vụ hậu cần thủy sản là một hoạt động phục vụ phát triển nghề cá, là “hậu phương” của kinh tế thủy sản. Yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa toàn ngành thủy sản từ khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đều cần đến mạng lưới cơ sở kỹ thuật cung ứng các dịch vụ cho từng ngành nghề. Do vậy, đầu tư đúng mức cho hoạt động hậu cần nghề cá chính là đầu tư cho “cái nền” của chiến lược phát triển kinh tế thủy sản.
Biểu đồ 4.2 Hoạt động dịch vụ hậu cần của hộ ngư dân
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo thông tin điều tra của các hộ ngư dân cho biết mình đã và đang sử dụng những dịch vụ hậu cần để phục vụ khai thác hải sản bao gồm: Nơi trú đậu thuyền tránh trú bảo, chăm sóc y tế, bốc đỡ sản phẩm, làm địa điểm thu mua, cung ứng lương thực thực phẩm, cung ứng nguyên liệu. Những dịch vụ này được phát triển tốt hơn rộng rãi hơn thì sẽ giúp cho các hộ ngư dân yên tâm hơn khi khai thác hải sản xa bờ. Nhìn chung dịch vụ hậu cần có vai trò rất là quan trọng và cần thiết cho các hộ ngư dân, vừa tạo thêm cho mọi người có thu nhập, vừa giúp dỡ được phần nào công việc với các ngư dân đi tàu khi họ cập bến. Dịch vụ bốc đỡ sản phẩm được lựa chọn nhiều nhất cho cả quy mô lớn và quy mô nhỏ, bởi đây là điều cần thiết khi các ngư dân trên tàu đã rất mệt sau những chuyến đi dài và đầy khó khăn. Dịch vụ hậu cần phần lớn dành cho các tàu thuyền có quy mô lớn, công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, hiện nay tại xã Hoằng trường các hộ ngư dân có quy mô lớn sử dụng dịch vụ bốc đỡ sản phẩm chiếm ... là được sử dụng nhiều
nhất. Bên cạnh đấy việc làm địa điểm thu mua cũng đang được các hộ ngư dân phát triển hơn chiếm... và cung ứng lương thực thực phẩm chiếm.... vì đây là những thiết yếu cho các lao động trên tàu, để có đủ sức khỏe khai thác. Việc phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác thủy hải sản chính là việc phát triển hệ thống hạ tầng hậu cần phục vụ khai thác hải sản bao gồm: cảng cá, bến cá, chợ cá; cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá; công nghiệp phát triển phục vụ khai thác hải sản; hệ thống thu mua và kinh doanh hải sản; các cơ sở chế biến hải sản; Các hoạt động hỗ trợ: thông tin ngư trường, nguồn lợi; công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Trên cơ sở đó sẽ tạo ra nhiều việc làm mới như dịch vụ thu mua trên biển, tiêu thụ cá tại các chợ, cung cấp đá ướp, xăng dầu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền… góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo phát triễn kinh tế- xã hội.
b. Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ hậu cần
Biểu đồ 4.3. Đánh giá mức độ hài lòng hài lòng về dịch vụ hậu cần của nghề đánh bắt hải sản xa
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Nhìn chung phần lớn các ngư dân rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ hậu cần, tuy còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót nhiều về các dịch vụ hậu cần nhưng mọi ngư dân đều rất hài lòng và tin tưởng lựa chọn.
4.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.3.1 Yếu tố bên ngoài
a. Điều kiện tự nhiên
Biểu đồ 4.4 Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động đánh bắt hải sản của hộ
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo bảng điều tra ý kiến của ngư dân tham gia khai thác hải sản thì ảnh hưởng tới việc ra ngư trưởng và sản lượng là điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi về khí hậu, thời