Sản lượng và năng suất đánh bắt hải sản tính từ năm 2017-2019 được thống kế sau:
Bảng 4.3 Sản lượng đánh bắt hải sản xã Hoằng Trường
Năm Tổng công suất
(CV)
Tổng sản lượng (tấn)
Năng suất trung bình (tấn/CV/năm) 2017 57155 15919 0,28 2018 69095 19898 0,29 2019 71334 21889 0,31 (Ban thống kê xã, 2019)
Qua bảng số liệu, ta nhận thấy tổng công suất tăng lên theo từng năm đồng thời tổng sản lượng tăng theo. Tổng công suất của năm 2018 tăng lên 11940 CV so với năm 2017 cũng như tổng sản lượng của 2018 cũng tăng lên 3979 tấn sản lượng so với tổng sản lượng 2017 và năng suất trung bình tăng thêm 0,01 tấn/CV/năm, nhìn chung năm 2018 có tăng lên về mặt tổng công suất cũng như tổng sản lương nhưng không cao. Tổng công suất của năm 2019 tăng lên 2239 CV so với năm 2018 cũng như tổng sản lượng của
2019 cũng tăng lên 1991 tấn sản lượng so với tổng sản lượng 2018 và năng suất trung bình tăng thêm 0,02 tấn/CV/năm, nhìn chung năm 2019 có tăng lên về mặt tổng công suất cũng như tổng sản lương nhưng không cao. Tổng năng suất của năm 2019 tăng cao hơn so với các năm 2018, 2017 nhưng do cuối năm 2019 gặp nhiều khó khăn, dịch bệch, thời tiết thất thường làm ảnh hưởng nhiều đến việc đánh bắt hải sản làm tổng sản lượng tăng ít hơn. Bên cạnh đấy, tổng công suất tăng lên cũng tập trung vào các tàu thuyền có công suất 400 CV-700 CV nên việc đánh bắt hải sản xa bờ còn nhiều hạn chế. Với sự mong muốn tăng công suất tàu để phục vụ đánh bắt xa bờ hiệu quả tốt hơn, ổn định cuộc sống và có thêm thu nhập nhưng do hoàn cảnh kinh tế các hộ ngư dân còn khó khăn, không đủ điều kiện và kinh phí eo hẹp nên mong các cấp chính quyền hỗ trợ và giúp đỡ những trở ngại của các hộ ngư dân.
4.1.8 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hải sản của xã
Để phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế của hoạt động khai thác hải sản, ngành dịch vụ hậu cần nghề cá cũng từng bước phát triển. Đến nay, toàn xã có 19 tổ thu gom, xuất bán hải sản; 40 tổ hợp chế biến sứa, 21 nhà máy đá lạnh, 18 cơ sở cung cấp ngư cụ và một số xưởng cơ khí sửa chữa các loại tàu thuyền... Ông Lê Phạm Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường, cho biết: Để phát triển mạnh nghề khai thác hải sản theo hướng nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế, hiện xã đang tiếp tục khuyến khích ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn; triển khai cho các chủ phương tiện tham gia mua bảo hiểm thuyền viên. Đồng thời, khuyến khích các tổ đoàn kết trên biển liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm hải sản sau khai thác cho ngư dân.
Sản lượng thu mua thời gian dịch Covid-19 giảm đáng kể, nguyên nhân chính là do trước đây cá hố, tôm nõn đông lạnh, ốc tù và... có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, gần đây dừng hẳn. Vì vậy, chủ các cơ sở này thu mua hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Cả tháng nay chỉ có các tủ cấp đông loại nhỏ hoạt động. Tủ đông lạnh loại lớn đều để không vì nếu thu mua cũng không xuất hết hàng. Mực đông lạnh cỡ vừa trước đây bán với giá 220-250 nghìn đồng/kg thì nay chỉ khoảng 180 nghìn đồng/kg. Hầu hết giá các loại hải sản khác cũng đều giảm đáng kể. “Cá lưỡng nay chỉ thu mua với giá khoảng 70-80 nghìn/kg; cá hố xuất khẩu trên dưới 100 nghìn đồng/kg...
Nhìn chung, giá thu mua hải sản giảm khoảng 20-25% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Không thể xuất khẩu, chỉ tiêu dùng nội địa, giá hải sản giảm không những ảnh hưởng đến ngư dân mà các cơ sở chế biến cũng gặp khó khăn. Số lượng tàu cập cảng và sản lượng đánh bắt từ đầu năm đến nay đều giảm so với cùng kỳ 2019. Nguyên nhân chính là do sản lượng đánh bắt giảm, đầu ra khó so với thời điểm trước dịch Covid- 19. Tính đến hết tháng 3, sản lượng đánh bắt ghi nhận qua cảng khoảng 4 nghìn tấn, số lượng tàu cập cảng khoảng 750 tàu, giảm 10-15% so với cùng kỳ. Gần như 100% sản lượng đánh bắt ở đây đều tiêu thụ nội địa, giá lại giảm nên dù giá dầu giảm ngư dân vẫn gặp khó”