Bảng 4.4 Đặc điểm nhân khẩu, lao động của các hộ ngư dân tham gia đánh bắt hải sản xa bờ tại xã Hoằng Trường
Chỉ tiêu ĐVT QML (n=30) QMN (n=10)
Bình quân
1.Nhân khẩu Nam Người 5,7 4,1
Nữ Người 3 2
2. Tuổi của chủ hộ Tuổi 38,5 35,2
3. Trình độ học vấn chủ hộ
Tiểu học % 50,92 47,56
THCS % 28,39 11,5
THPT % 10 1.1
Không qua trường lớp % 10,69 39,84 4. Trình độ chuyên môn Tiểu học % 24,09 39.85 THCS % 75,91 60,15
5. Lao động của hộ Người 4 5
Theo bảng thông tin điều tra ta thấy, hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ phần lớn số lao động là nam. Ở quy mô nhỏ số lao động nam nhiều hơn nữ, bình quân ở một hộ gia đình có 4 lao động nam thì mới có 2 nữa vì vậy số lao động tham gia hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ nam là chiếm phần lớn. Ở quy mô lớn số lao động tham gia đánh bắt thủy sản xa bờ phần lớn là nam nhiều hơn nữ 24/30 người chiếm 60% còn nữ chỉ chiếm 15%. Nhìn chung số lượng nam tham gia đánh bắt hải sản xa bờ chiếm 77,5% trên tổng số lao động ở xã Hoằng Trường. Thể hiện việc tham gia đánh bắt hải sản xa bờ là nghề vô cùng vất vả, nghề đánh bắt trên biển, giữa trùng khơi mênh mông, không ít lúc hiểm nguy do sóng to, gió lớn bất ngờ ập tới, nhiều khi đe dọa đến sinh mạng vì vậy cần những lao động nam mạnh khỏe, kiên trì, yêu nghề, yêu biển. Bên cạnh đấy trình độ văn hóa, chuyên môn còn hạn chế ở quy mô nhỏ tập chung phần lớn ở Tiểu học chiếm 47,56% cho thấy đa phần là các ngư dân chỉ biết đọc, biết viết, người có trình độ văn hóa, chuyên môn ở tiểu hc chiếm 11,5%, số người học đến THPT quá ít chỉ chiếm 1,1%. Ở quy mô lớn trình độ văn hóa học đến tiểu học chiếm 50,92% và số lao động tham gia học THPT rất là ít chiếm 10%. Đặc biệt hơn, cả quy mô nhỏ và quy mô lớn không có lao động nào tham gia học cao đẳng và đại học, phản ánh lên rằng lực lượng lao động trên tàu có trình độ nghề nghiệp thấp phần lớn theo phương thức cha truyền con nối và được tích lũy từ thực tế, học hỏi lẫn nhau, chưa qua một lớp đào tạo chuyên môn nào nên còn hạn chế. Qua đấy ta có thể nói rằng việc các hộ ngư dân chưa sử dụng những công nghệ máy móc và chưa được đào tạo sau về chuyên môn cũng như những kiến thức đi biển đạt hiệu quả nhất, cũng vì vậy, nên nhưng thiết bị máy móc sử dụng cho việc đánh bắt hải sản xa bờ chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
4.2.2 Trang thiết bị và cơ cấu tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ.
4.2.2.1 Quy mô và cơ cấu tàu thuyền.
Tính đến năm 2019, xã Hoằng Trường có 988 chiếc tàu thuyền, tổng cộng suất đạt gần 71334 CV, trong đó, tàu từ 400 CV đủ điều kiện đánh bắt xa bờ chiếm 70%. Theo điều tra như hiện nay, tại xã chỉ có 2 nơi đóng tàu có công suất với quy mô.
Bảng 4.5 Số lượng tàu thuyền phân theo công suất của các hộ ngư dân xã Hoằng Trường năm 2017-2019 Công Suất QML (n=30) QMN (n=10) Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) <300 0 - 6 60 300-450 0 - 4 40 400-790 21 70 0 - 790-829 9 30 0 -
(Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Ở quy mô lớn số lượng tàu thuyền tập chung nhiều ở tàu thuyền có công suất là 400-790 CV chiếm 70% đây cũng là công suất chính mà các hộ ngư dân xã Hoằng Trường tập trung sử dụng nhiều nhất và góp phần tăng sản lượng của xã. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ của các hộ dân có quy mô lớn trong xã tăng do nguồn lợi hải sản gần bờ đang dần cạn kiệt, nhiều hộ dân đã chủ động, mạnh dạn trong vay vốn đầu tư để mua sắm tàu thuyền có công suất lớn với mong muốn thu nhâp ngày càng nâng cao. Với quy mô nhỏ các hộ ngư dân chỉ tập chung tàu có công suất chủ yếu là 300 CV chiếm 60% vì vậy lượng sản phẩm thu được đạt hiệu quả kém, cuộc sống không cải thiện nhiều. Với việc mong muốn cải thiện đời sống và kinh tế việc chuyển đổi từ đánh bắt gần ven bờ sang đánh bắt xa bờ của các hộ dân đã đồng thời dịch chuyển số lượng tàu thuyền và công suất của tàu nhằm đáp ứng như cầu đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 2019 số lượng tàu có quy mô lớn chiếm 54,86% tổng số tàu thuyền toàn xã trong khi số lượng tàu thuyền đánh bắt gần ven bờ chỉ có 45,14%. Việc các hộ dân chuyển sang khai thác hải sản xa bờ đòi hỏi cần có lượng vốn lớn, cần có sự hỗ trợ giúp của chính phủ mới có thể tăng thêm nhiều lượng tàu thuyền có quy mô lớn để phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ.
4.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị
Bảng 4.6 Tổng vốn đầu tư bình quân/tàu khai thác xa bờ của các hộ ngư dân tại xã
Vốn đầu tư QML(n=30) QMN(n=10) Bình quân (Triệu đồng) CC(%) Bình quân (triệu đồng) CC(%) 1. Vỏ tàu 1163 39,82 783,33 41,34 2. Máy tàu 911 31,19 646,67 34,13 3. Ngư cụ 756,67 25,91 406,67 21,46 4. Trang thiết bị 89,67 3,07 58,33 3,08 Tổng 2920,34 100 1895 100
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo bảng số liệu ta thấy phần lớn vốn đầu tư tập chung vào vỏ tàu, máy tàu, và ngư cụ bởi đây là các điều kiện cơ bản phải có khi đi biển. Còn vốn đầu tư cho công nghệ khai thác chưa được bà con chú trọng, một phần do vốn đầu tư lớn, một phần do trình độ hạn chế nên bà con sử dụng không hiệu quả trang thiết bị công nghệ cao dẫn đến việc bà con thấy chưa cần thiết để đầu tư. Bên cạnh đấy với việc đầu tư vào số lượng tàu thuyền có quy mô nhỏ ít hơn so với quy mô lớn. Phần vỏ tàu của quy mô nhỏ đầu tư trung bình 783 triệu đồng/ chiếc ít hơn 378 triệu đồng/chiếc so với vỏ tàu thuyền quy mô lớn , đầu tư trung bình vào phần vỏ tàu quy mô lớn là 1163 triệu đồng/chiếc. Đầu tư trung bình mỗi con thuyền có quy mô nhỏ về cả vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, các trang thiết bị là 1895 triệu đồng/ chiếc. Với những điều kiện còn khó khăn của hộ dân, việc chuyển đổi nghề từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn còn nhiều hạn chế bởi đầu tư trung bình vào con tàu thuyền với quy mô lớn là 2921 triệu đồng/chiếc là số tiền quá lớn đối với các hộ dân ở xã Hoằng Trường.
Với việc mong muốn cải thiện đời sống và kinh tế việc chuyển đổi từ đánh bắt gần ven bờ sang đánh bắt xa bờ của các hộ dân đã đồng thời dịch chuyển số lượng tàu thuyền và công suất của tàu nhằm đáp ứng như cầu đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 2019 số lượng tàu có quy mô lớn chiếm 54,86% tổng số tàu thuyền toàn xã trong khi số lượng tàu thuyền đánh bắt gần ven bờ chỉ có 45,14%. Việc các hộ dân chuyển sang khai thác hải sản xa bờ đòi hỏi cần có lượng vốn lớn, cần có sự hỗ trợ giúp của chính phủ mới có thể tăng thêm nhiều lượng tàu thuyền có quy mô lớn để phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ.
4.2.3 Nhân lg muốn cải thiện đời sống vàải sản xa bờ.
4.2.3.1 Số hộ ngư dân tham gia hoạt động đánh bắt hải sản
Bảng 4.7 Đặc điểm lao động, trình độ chuyên môn của các hộ ngư dân trong hoạt động đánh bắt hải sản
Thông tin điều tra
QML(n=30) QMN(n=10)
Số lượng
(BQ/người) CC(%)
Số lượng
(BQ/người) CC(%)
1.Tuổi bình quân của chủ hộ 35,1 100 30 100
2.Lao động của hộ Số lao động gia đình 8 66,7 4 57,1 Số lao động thuê 4 33,3 3 42,9 3.Trình độ kinh nghiệm, kỹ năng <5 - - 4 40 5-10 13 43,3 6 60 >10 17 56,7 - -
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Có thể thấy rằng, việc các ngư dân xã Hoằng Trường có trình độ văn hóa đa phần chỉ học hết Tiểu học vì thế nên phần đông số lao động tham gia đánh bắt hải sản xa bờ của xã đều còn rất trẻ. Trung bình ngư dân tham gia đánh bắt hải sản xa bờ với quy mô lớn phần lớn là 30 tuổi nhưng có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm thì họ đi làm từ rất là trẻ, chỉ tầm 20 tuổi là con em của các hộ ngư dân đều tham gia đánh bắt hải sản. Việc chọc qua trường lớp đào tạo chuyên môn, học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng để tham gia khai thác hải sản rất là quan trọng, nhưng hầu như những lao động ở xã Hoằng Trường không tham gia lớp đào tạo nào và đặc biệt các ngư dân cho những lao động trẻ và mới đi làm chung và tự học hỏi kinh nghiệm. Dù vậy nhưng sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức và kỹ năng là rất cần thiết. Vì vậy, xã nên tạo điều kiện mở những buổi đào tạo chuyên sâu và dạy những kỹ năng cần thiết khi đi biển để đảm bảo an toàn và đồng thời có thể tiếp cận được những công nghệ kỹ thuật để phục vụ đánh bắt hải sản một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đấy, ta nhận thấy rằng nguồn nhân lục của xã Hoằng Trường rất đông, phần lớn tham gia hoạt động đánh bắt hải sản, hầu hết da phần các ngư dân ở đây là các
hộ dân trong xã tham gia hoạt động đánh bắt hải sản. Số đồng đều là người thân, gia đình, bạn bè trung bình một chuyến tàu có khoảng dưới 3 người là thuê ở xã khác đến làm việc. Đặc biết các hộ ngư dân ở đây chưa qua trường lớp đào tạo về chuyên môn, ít hiểu biết về các công nghệ kỹ thuật nên chưa phát huy hết hiệu quả của các kĩ thuật máy móc hiện đại. Phần lớn đều học qua tiểu học, THCS nên đi làm từ rất là sớm nên có nhiều năm kinh nghiệm đa số là từ 5 năm đến 10 năm kinh nghiệm đi đánh bắt hải sản. Mọi người mới bắt đầu tham già đều đi theo học hỏi người đi trước cách đánh bắt, chứ k qua một lớp đào tạo chuyên môn sâu.
4.2.3.2 Nguồn vốn của hộ khi tham gia đánh bắt hải sản xa bờ
Bảng 4.8 Đặc điểm nguồn vốn của các hộ ngư dân tham gia đánh bắt hải sản
Thông tin điều tra
QML(n=30) QMN(n=10) Số tiền (BQ/hộ/triệu đồng) CC(%) Số tiền (BQ/hộ/triệu đồng) CC(%) 1.Hộ vốn tự có 1000 33,06 700 31,82 2.Vay ngân hàng 1500 49,59 1000 45,45
3.Vay tư nhân 25 0,83 0 0
4. Người thân 500 16,53 500 22,73
Tổng 3025 100 2200 100
(thống kê số liệu điều tra)
Qua số liệu điều tra cho thấy, nguồn vốn đầu tư vào nghề đánh bắt hải sản tại xã Hoằng Trường chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng chiếm 49,59%, cho thấy sự chủ động của người dân trong việc đầu tư máy móc, trang thiết bị, phát triển mở rộng nghề, khẳng định vai trò xã hội hóa trong phát triển đánh bắt hải sản xa bờ. Mặc dù đây là nguồn vốn lớn nhưng lại không có tính tập chung cao nên quy mô nghề của mỗi hộ là rất manh muốn. Còn đối với việc vốn tự có hay người thân để đầu tư các chi phí cho tàu thuyền, mọi người còn hạn chế ở cả quy mô nhỏ và quy mô lớn, việc vốn tự có chỉ chiếm 33,06 và vay tư nhân rất ít chỉ chiếm 0,8% bơi đối với người dân việc vay ngư dân rất nhanh gọn nhưng bên cạnh đồng nghĩa phải chịu lãi suất cao hơn so với vay ngân hàng.
Đây chính là điểm hạn chế lớn làm giảm số tàu thuyền của xã năm 2019 so với năm 2018.
4.2.4 Tổ chứ hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ
4.2.4.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất
Bảng 4.9 Cơ cấu nghề của hộ ngư dân chuyên dùng đánh bắt hải sản xa bờ
Chỉ tiêu QML (n=30) QMN (n=10) Số lượng (BQ/số hộ) CC(%) Số lượng (BQ/số hộ) CC(%) Lưới vây, mành vó 24 20% 8 60%
Lưới vây, mành vó, lưới kéo 3 2,5% 1 7,5%
Lưới kéo, mành vó 3 - - 7,5%
Lưới vây, lưới rê, mành vó - 2,5% 1 -
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Qua số liệu điều tra cho thấy, số lượng tàu thuyền của xã Hoằng Trường tập chung nhiều theo nghề lưới vây và mành vó là chủ yếu chiếm 80%, trong đó quy mô lớn tập chung theo nghề lưới vây và manh vó nhiều hơn chiếm 60% so với lưới vây và mành vó ở quy mô nhỏ chiếm 20%. Bên cạnh đấy còn một số thuyền thêm nghề phụ là lưới kéo và lưới rê chiếm 20% toàn xã Hoằng Trường. Việc tập trung vào một nghề lưới vây và manh vó cho thấy sản lượng thu được từ nghề này khá cao so với các nghề khác nên các ngư dân sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tùy vào công suất của tàu thuyền, loại máy tàu, …thì khả năng khai thác được nhiều sản lượng của nghề lưới vây và mành vó sẽ khác nhau. Với quy mô lớn phần lớn đều sử dụng nghề mành vó và lưới vây với công suất tàu lớn, loại máy tàu chịu lực cao thì sản lượng đánh bắt được sẽ nhiều hơn so với quy mô nhỏ có công suất nhỏ hơn.
4.2.4.2 Thông tin về khai thác hai sản xa bờ của xã
Thông tin điều tra ĐVT Quy mô lớn (n=30)
Quy mô nhỏ (n=10)
Số lần đi đánh bắt/năm Lần 20-23 18-20
Số ngày đi đánh bắt/ chuyến Ngày 10-14 7
Thời gian từ bờ ra tới ngư trường Giờ 17 giờ 7-10giờ
Phạm vi hoạt động Hải lý >60 16-24
Mùa vụ Mùa 2 2
Số lượng đánh bắt trung bình/chuyến
Tấn >=4 tấn =<3 tấn
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo số liệu điều tra thu được ở bảng ta thấy, tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn thì số ngày đi đánh bắt trên một chuyến dài hơn là 14 ngày/chuyến nhiều hơn so với tàu có công suất nhỏ là 7 ngày/chuyến. Với tàu thuyền có quy mô lớn thì hầu hết đều hoạt động đánh bắt xa bờ lớn hơn 60 hải lý để đánh bắt nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn so với quy mô nhỏ đánh bắt trung bình trong khoảng 24 hải lý. Cũng vì vậy mà thời gian tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn ra đến ngư trường để đánh bắt cũng chiếm phần lớn thời gian trong ngày là 17 tiếng, so với quy mô nhỏ thì công suất máy nhỏ hoạt động gần bờ thì chỉ mất 10 giờ ra đến ngư trường khai thác cho tàu có công suất nhỏ. Với việc sản lượng đánh bắt trung bình/ chuyến, tàu có quy mô lớn hơn thì sẽ thu được sản lượng lớn hơn so với tàu có quy mô nhỏ. Theo điều tra hộ dân cho biết , tàu thuyền có quy mô lớn công suất lớn thì một chuyến đi biển họ mang về trung bình trên 4 tấn sản lượng thủy sản, còn công suất nhỏ với quy mô nhỏ thì chỉ mang về dưới 3 tấn sản lượng có khi còn rất là ít vì lượng tàu thuyền quy mô nhỏ khai thác gần bờ khá là nhiều nên lượng thủy sản sẽ dần cạn kiệt. Hiện nay tàu thuyền khai thác của các ngư dân tại xã phần lớn là tàu thuyền có công suất lớn từ 680CV-829CV, đây là nhóm tàu mang lại nhiều sản lượng nhất trong tổng sản lượng đánh bắt toàn xã. Vì vậy các hộ ngư dân đã và đang chuyển đổi sang tàu thuyền có quy mô lớn nhằm cải thiện đời sống, tạo nên thu nhập cao hơn. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc huy động nguồn vốn để cải hoán, đổi mới, nâng cấp tàu thuyền từ quy nhỏ có công suất nhỏ lên quy mô lớn có công suất lớn.
4.2.4.3 Chi phí sửa chữa trang thiết bị
Bảng 4.11 Cơ cấu chi phí sửa chữa trang thiết bị của hộ ngư dân
(Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Theo thông tin điều tra cho thấy hầu hết tàu thuyền ở quy mô nhỏ và quy mô lớn trung bình sửa chữa tàu thuyền một lần/năm. Tàu thuyền có công suất khác nhau thì chi phí sữa chữa sẽ khác nhau và đi theo chiều hướng tăng theo quy mô, công suất tàu thuyền