Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã hoằng trường, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Hoằng Trường là 1 trong 42 đơn vị hành chính của huyện Hoằng Hóa, với diện tích tự nhiên: 596,57 ha, bao gồm cả núi, đồng bằng và bãi cát ven biển. Xã Hoằng Trường nằm cách trung tâm huyện là 15km về phía Đông Bắc, ranh giới hành chính của xã được xác định như sau

- Phía Bắc có sông Lạch Trường giáp với huyện Hậu Lộc; - Phía Nam giáp với xã Hoằng Hải;

- Phía Đông giáp Biển Đông rộng lớn; - Phía Tây giáp xã Hoằng Yến;

Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho xã hoằng trường nhiều thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, đặc biệt là ngành kinh tế biển.

Hình 3.1 Bản đồ tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.2 Địa hình

Xã Hoằng Trường nằm trong địa hình vùng ven biển, nằm bao quanh bởi đồng, núi, biển. Có đường bờ biển dài 5,2km thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản.

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Thời tiết khí hậu xã Hoằng Trường có đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa, chịu sự tác động rất lớn của khí hậu biển. Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết này ảnh hưởng rất lớn đến lượng sinh sản cũng như luồng di chuyển của các loài hải sản, đồng thời tác động đến quyết định thời vụ đánh bắt của ngư dân nơi đây.

Lượng mưa:

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, đặc biệt là vào tháng 7 – 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm.

Lượng mưa trung bình thấp nhất là vào tháng 12.

Xã thường có mưa rào trong thời gian ngắn, mùa mưa thường có xói lở bờ biển, xói mòn đất và gây lũ lụt, gây khó khăn cho việc đi lại cũng như gây nhiều khó khăn, thiệt hại cho người dân nơi đây trong khai thác tiềm năng biển.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Hoàng Trường

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tốc độ tăng trưởng

2017 2018 2019 18/17 19/18 BQC (%) I 1 1.1 1.2 1.3 2 3 4 II 1 2 3 III Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp Đất chuyên trồng lúa

Đất trồng cây hằng năm khác Đất trồng cây lâu lăm

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp

Đất ở (không tính đất vườn) Đất chuyên dùng Đất khác Đất chưa sử dụng 594,59 306,89 89,2 68,32 39,79 80,2 20,91 89,7 10,1 218,59 33,29 57,6 81,2 19,11 596,50 308,57 69,2 84,5 40,9 83,2 22,97 188,9 11,86 269,6 33,32 58,03 79,92 18,11 596,57 306,57 88,6 89,62 46,08 82,59 23,21 190,9 12,14 271,89 33,37 58,65 79,87 18,11 100.32 100.55 77.58 123.68 102.79 103.74 109.85 210.59 117.43 123.34 100.09 100.75 98.42 94.77 100.01 99.35 128.03 106.06 112.67 99.27 101.04 101.06 102.36 100.85 100.15 101.07 99.94 100.00 100.17 99.95 99.66 114.53 107.61 101.48 105.36 145.88 109.63 111.53 100.12 100.91 99.18 97.35

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động xã

a.Dân số

Theo số liệu thống kê tại xã, dân số xã Hoằng Trường năm 2019 là 10804 người, tương ứng với 3383 hộ. Trong đó, nam 5477 người chiếm 50,69%, nữ 5327 người chiếm 49,31%.Dân số xã có tăng nhưng không đáng kể, bình quân 3 năm tổng dân số tăng thêm 284 người.

Đồ thị 3.1 Dân số xã Hoằng Trường 2017- 2019

b. Lao động

Tính đến năm 2019, Số lao động trong độ tuổi lao động là 5907 người chiếm 44,01% dân số toàn xã, lao động chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản với 3892 lao động (chiếm 65,88% tổng số lao động), lao động tiểu thủ công nghiệp 926 lao động (chiếm 15,68% tổng số lao động), lao động ngành dịch vụ thương mại là 1089 lao động (chiếm 18,44% tổng số lao động).

Về trình độ lao động, phần lớn lao động trong xã là chưa qua đào tạo. Tính đến năm 2019 lao động chưa qua đào tạo nghề là 4850 lao động, chiếm khoảng 82,1% tổng lao động. Lao động chưa qua đào tạo chủ yếu là lao động ngành nông nghiệp, thủy sản. Tuy

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tổng dân số Nam Nữ 2017 2018 2019

chưa có đào tạo nhưng người dân nơi đây lại có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt… Và đây cũng là ngành mang lại nhiều giá trị kinh tế cho toàn xã.

Đồ thị 3.2 Tình hình lao động tại xã trong 3 năm

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Tổng số lao động Nông, lâm, Nghiệp, thủy sản

Lđ tiểu thủ công nghiệp Lao động DVTM

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của vùng, chính vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Hoằng Trường được quan tâm, đầu tư và xây dựng để góp phần đẩy mạnh sự phát triển của vùng.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã Hoằng Trường

CSHT CHỈ TIÊU ĐVT SL GHI CHÚ Hệ thống đường giao thông

- Đường liên huyện Km 1 Dải nhựa 100%

- Đường liên xã Km 1 Dải nhựa 100%

- Đường liên thôn Km 2 Rộng 2,5 – 3m được cứng hóa 100%

- Đường ngõ xóm Km 30 Bê tông hóa 96%

- Đường hoa 2 bên đường Km 1,7/1km

Hệ thống thủy lợi

- Trạm bơm Km 1

- Máy bơm Máy 3

- Kênh, mương tưới tiêu Km 10

- Rãnh nước bên đường Km 6/5km

Hệ thống điện

- Trạm biến áp Trạm 5

- Đường dây hạ thế Km 22 Tổng công suất 1290 KVA - Đường điện ánh sáng Km 5,3/5km ng trì nh phúc lợi Giáo dục

- Trường mầm non Trường 3 - Trường tiểu học Trường 1 - Trường THCS Trường 1 sở y tế - Trạm y tế Cơ sở 1 - Cán bộ y tế Người 10 2 bác sĩ Bưu điện văn hóa

Bưu điện Cơ sở 1

Nhà văn hóa

Chợ Chợ Cơ sở 1 - Về giáo dục:

Hiện nay số trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trong địa bàn xã, gồm 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và 3 trường mần non. Các trường học đều được xây dựng kiến cố, chắc chắn, cơ sở hạ tầng các lớp học cũng như chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt cho tất cả con em đến trường. Nhà trường còn tạo nhiều cơ hội và chính sách cho những học sinh nghèo vượt khó khuyến khích các con em cố gắng học tập để đạt được những kết quả tốt.

-Y tế:

Hiện nay xã Hoằng Trường tuy mới có 1 trạm y tế, nhưng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong xã. Đội ngũ y tế đảm bảo số lượng, chất lượng cơ sở khám và điều trị chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, chủ động trong phòng chống dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, làm tốt công tác vệ sinh môi trường hạn chế dịch bệnh xảy ra. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ được quan tâm.

- Về Giao thông - Thuỷ lợi:

Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số: 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; Chỉ thị số: 04/CT-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về chống lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Kế hoạch số 99 của UBND huyện về Chỉnh trang, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2025. UBND xã Tổ chức kiểm tra, khảo sát hệ thống kênh mương tiêu và phát quan cây cối, bụi rậm, khơi thông cống thoát nước; xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, bổ sung, hợp đồng vật tư, chuẩn bị nhân lực, phương tiện cơ bản đầy đủ, sẵn sàng ứng phó và hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hệ thống kênh mương và các công trình kênh được bố trí tương đối cơ bản, song tỷ lệ kênh đất còn nhiều, công trình trên kênh chủ yếu là các công trình tạm thời.Số kênh mương hiện có 13km trong đó đã kiên cố hóa 1,3km, số lm cần kiên cố hóa là 11,7km.Trong xã hiện có 27 cống, trong đó số cống đã đáp ứng yêu cầu là 10 cống, cần nâng cấp 10 cống, cống cần xây dựng là 21 cống.

Xã Hoằng trường có 11 thôn, các thôn phân bố tương đối tập trung, hệ thống mạng lưới giao thông trên địa bàn xã được bố trí tương đối hợp lý, trục đường liên xã cúng là trục giao thông chính của xã với từng thôn nên quá trình đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thuận lợi. Tổng chiều dài đường giao thông trong xã là 43,97km trong đó cứng hóa được 6,2km (đạt 14,11%), còn lại là đường cấp phối, đường đất (chiếm 85,89%). Có đường liên xã với chiều dài 4,5km là đường nhựa.

Hệ thống lưới điện hiện nay đã đảm bảo phục vụ cho 100% số hộ trong thôn. Toàn xã có 5 trạm biến áp với tổng công suất thiết kế 1.290 KVA được cung cấp bởi hệ thống lưới điện quốc gia. Hệ thống đường dây được xây dựng, kéo dài tới từng vùng, từng thôn trong xã, trên địa bàn xã có 1,15km đường dây trung thế và 24,4km đường dây hạ thế, hầu hết các tuyến đường dây tải, cột điện đi lẻ vào các khu dân cư hiện nay đã xuống cấp, một số tuyến đường dây quá dài nên xảy ra tình trạng thất ổn điện năng khá nhiều. Vì vậy về lâu dài cần phải đầu tư, sửa chữa đảm bảo sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Hoằng Trường

a, Trồng trọt

Tập trung đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho từng loại cây trồng, đảm bảo đúng thời vụ, chỉ đạo 4 thôn nông nghiệp gieo trồng hết diện tích, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, có hiệu quả.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xã Hoằng Trường phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp. Điều này nhằm chọn tạo và sản xuất giống cây trồng chất lượng tốt, thích nghi với hạn mặn, có giá trị thương mại cao, tạo đột phá mới về năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho ngành. Chú trọng xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông thủy sản áp dụng công nghệ tiên tiến và quy mô phù hợp; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao; mời gọi doanh nghiệp đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của địa phương và từng loại cây trồng.

b, Chăn nuôi

Cán bộ ủy ban xã Hoằng Trường tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn; Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; triển khai Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tập trung các biện pháp ngăn chặn Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn. Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc- gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó trên địa bàn toàn xã. Những năm gần đây, nhận thức của người nông dân đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ gia đình đã bỏ cách chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, vận động nguồn lực từ gia đình và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để tập trung đầu tư làm kinh tế trang trại. Tại các xã Hoằng Trường đội ngũ cán bộ chuyên môn về chăn nuôi, thú y cũng được bổ sung kịp thời và đào tạo vững về chuyên môn để giúp đỡ bà con về các quy trình kỹ thuật như chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm…

Tuy đã có những hiệu quả nhất định, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, kinh tế trang trại vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là: Nhiều trang trại còn phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch và định hướng phát triển của địa phương. Một số trang trại chăn nuôi chưa quan tâm đến việc xử lý chất thải nên còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Các chủ trang trại còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tiếp cận thông tin thị trường. Khả năng đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất của các trang trại còn hạn chế. Hoạt động của nhiều trang trại thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Việc tiêu thụ sản phẩm làm ra chủ yếu phụ thuộc thị trường nên còn nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tế thấp, lợi nhuận chưa cao. Nhiều chủ trang trại còn thiếu vốn để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất trong khi việc tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi đối với chủ trang trại còn nhiều khó khăn.

c, Lâm Nghiệp

Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được quan tâm, thường xuyên kiểm tra công tác PCCCR, các chủ rừng có ý thức bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng được giao. Tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Xây dựng phương án PCCCR năm 2019. Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm ven biển, tổ chức

lực lượng cắt đường băng cản lửa tại núi Linh Trường đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành lâm nghiệp đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án với mục tiêu chung là phát huy chức năng phòng hộ của rừng ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ hệ thống đê biển…Nhiều chính sách quan trọng liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được ngành lâm nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện ở nhiều chương trình, dự án trên phạm vi cả nước; chủ động, tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

d, Thuỷ sản

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề khai thác hải sản, UBND xã vận động nhân dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền và phối hợp với một số cơ quan, đơn vị mở nhiều lớp đào tạo nghề thuyền trưởng, thuyền viên cho hàng trăm lượt ngư dân để nâng cao tay nghề và bảo đảm các điều kiện pháp lý trong hành nghề khai thác hải sản. Đa số tàu thuyền của ngư dân địa phương đều được trang bị đầy đủ các thiết bị, như: Máy dò ngang, đèn led... nên trong quá trình khai thác hải sản đã tiết kiệm được nhiên liệu, bảo đảm sản lượng và chất lượng sản phẩm. Thông qua các buổi sinh hoạt, UBND xã phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh, huyện tuyên truyền, vận động các chủ tàu ký cam kết không tàng trữ chất nổ, vật liệu nổ và các hình thức khai thác hải sản mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, vận động các chủ tàu cá hành nghề khai thác ven bờ, nghề lưới vây, giã cào chuyển đổi nghề hoặc đầu tư đóng mới tàu thuyền để vươn khơi, bám biển khai thác hải sản.

Để phát triển mạnh nghề khai thác hải sản theo hướng nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh tế, hiện xã đang tiếp tục khuyến khích ngư dân đầu tư phương tiện khai thác có công suất lớn; triển khai cho các chủ phương tiện tham gia mua bảo hiểm thuyền viên. Đồng thời, khuyến khích các tổ đoàn kết trên biển liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm hải sản sau khai thác cho ngư dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã hoằng trường, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)