Lịch sử phát triển về khai thác hải sản xa bờ của xã

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã hoằng trường, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54)

Bác đã căn dặn cán bộ nhân dân: “Rừng là vàng, biển là bạc, rừng biển của ta do nhân dân ta làm chủ, phải ra sức khai thác, bảo vệ, phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để đời sống nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, mặc dù trải qua nhiều cam go khốc liệt của chiến tranh, song bà con ngư dân cả nước nói chung, ngư dân xã Hoằng Trường nói riêng đã không ngừng khắc phục khó khăn, tích cực bám biển, thực hiện các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng quê hương theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Với tiềm năng phong phú do thiên nhiên ưu đãi, biển Hoằng Trường chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế du lịch, dịch vụ, đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, bằng ý chí tự cường và sự sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoằng phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, coi kinh tế biển là trục xoay của nền kinh tế tổng thể, nhằm cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng xã ngày càng giàu mạnh. Từ chỗ chuyên đánh bắt ven bờ, hiện xã có gần 988phương tiện khai thác hải sản, trong đó có gần 60% đánh bắt xa bờ. Từ chỗ Hoằng Trường chỉ có đánh bắt và tiêu thụ nội địa, hàng chục năm qua đã liên kết chế biến hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Xuất phát từ điều kiện địa lý và thổ nhưỡng, Hoằng Trường chỉ có đánh bắt chứ không thể có nuôi trồng, đến nay tại làng biển này không chỉ có thêm nuôi trồng, mà còn có nhiều cơ sở nuôi trồng đặc chủng như cá mực và tôm thẻ chân trắng.

Hiện nay, trong xu thế phát triển tầm nhìn hướng ra biển, phải chú trọng phát triển nhiều lĩnh vực, nhằm tạo ra chuỗi giá trị kinh tế từ biển. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang ra sức khắc phục những khó khăn trước mắt, đoàn kết xây dựng và bảo vệ quê hương, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có để làm giàu không chỉ bằng

phát triển đánh bắt, mà song song kết hợp phát triển nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản, phát triển du lịch và dịch vụ, coi đó là những ngành nghề mũi nhọn của địa phương. Những năm qua, từ một làng biển còn nhiều khó khăn, xã đã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong tốp đầu của tỉnh và xã đạt chuẩn sớm nhất của huyện Hoằng Hóa. Thực hiện Đề án phát triển Làng văn hóa và du lịch Hoằng Trường, trong tương lai, khi Cảng cá Hoằng Trường hoàn thành và đi vào sử dụng, các hạng mục của Đề án được triển khai hoàn thiện, nơi đây sẽ trở thành trung tâm hoạt động nghề cá, hoạt động du lịch biển, dịch vụ, thăm thú, nghỉ dưỡng… cho du khách ở khu vực Tỉnh Thanh Hóa.

4.1.2 Cở sở vật chất, trang thiết bị trong khai thác hải sản

4.1.2.1 Số lượng tàu và công suất tàu thuyền của xã Hoằng Trường

Bảng 4.1 Số lượng và công suất tàu thuyền của toàn xã nghiên cứu từ năm 2017-2018

Năm Số lượng tàu thuyền Tổng công suất Công suất trung bình tàu

2017 994 57155 57.5

2018 1102 69095 62.7

2019 988 71334 72.2

(Ban thống kê xã, 2019)

Số liệu bảng 4.1 cho ta thấy số lượng tàu thuyền của năm 2017 là 994 với tổng công suất là 57155 CV, đến năm 2018 thì số lượng tàu thuyền lại tăng lên 1102 chiếc đồng thời tổng công suất tăng theo là 69095 CV. Nhưng điều đáng chú ý hơn, năm 2019 tổng số lượng tàu thuyền của toàn xã có sự biến động theo chiều hướng giảm xuống chỉ còn 988 chiếc tức là giảm 114 chiếc so với năm 2018, tuy nhiên tổng công suất của năm 2019 là 71334CV tăng lên so với năm 2018 là 2239 CV. Từ đó công suất trung bình cũng tăng từ 57,5 CV/chiếc (năm 2017) lên đến 72,2 CV/chiếc (năm 2019). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng như vậy là do nghề khai thác hải sản vùng ven bờ của ngư dân xã Hoằng Trường đang gặp khó, nguồn lợi thủy sản suy giảm... dẫn tới sinh kế của người dân vùng biển ven bờ gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định. Do vậy, một số ngư dân có tàu lưới kéo đã mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề, để vừa nâng cao hiệu quả khai thác, vừa

góp phần thực hiện yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Mặc dù chuyển đổi nghề từ khai thác gần bờ sang khai thác thủy sản xa bờ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, song không phải ngư dân nào cũng có điều kiện đầu tư phương tiện, ngư lưới cụ để chuyển nghề và hoạt động hiệu quả. Theo một số chủ tàu hành nghề khai thác ven bờ cho biết, nếu chuyển đổi tàu sang đánh bắt xa bờ, chi phí cải hoán vỏ tàu hoặc đóng mới, chi phí ngư cụ cũng phải mất tiền tỷ. Chưa kể đến việc chuyển đổi tập quán đánh bắt thì ngư dân phải có thời gian học hỏi, làm quen với cách thức đánh bắt mới. Đặc biệt, hầu hết ngư dân khai thác thủy sản ven bờ có kinh tế tích lũy thấp nên gặp nhiều hạn chế trước các cơ hội chuyển đổi ngành nghề sang các lĩnh vực khác như: kinh doanh, sản xuất công nghiệp... Mặt khác, khi các hộ dân chuyển sang đánh bắt xa bờ thì công suất máy phục vụ cho đánh bắt là lớn hơn làm cho tổng công suất máy tàu toàn xã tăng lên. Đứng trước tình hình biến động về số lượng và công suất tàu thuyền của xã Hoằng Trường, sự hỗ trợ tín dụng từ phía Nhà nước là rất cần thiết. Cụ thể là các hỗ trợ về gói tín dụng cho hộ dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền, chính sách hỗ trợ xăng dầu, …. Tạo nhiều điều kiện để các hộ dân trong xã tham gia vào quá trình chuyển hướng đa dạng hóa từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ, góp phần tạo công ăn việc làm cho các ngư dân và tăng thu nhập.

Bảng 4.2. số lượng tàu thuyền phân theo công suất của toàn xã Hoằng Trường năm 2017-2019

Công suất 2017 2018 2019

Số lượng CC % Số lượng CC% Số lượng CC%

QMN 90-<200 228 22,94 230 20,87 102 10,32 200-<300 226 22,74 231 20,96 168 17 200-<300 220 22,13 229 20,78 176 17,81 QML 400-<680 126 12,68 167 15,15 190 19,23 680-<790 96 9,67 128 11,62 204 20,65 790-<829 98 9,86 117 10,62 148 14,48 Tổng 994 100 1102 100 988 100 (Ban thống kê xã, 2019)

Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ của các hộ dân có quy mô lớn trong xã tăng do nguồn lợi hải sản gần bờ đang dần cạn kiệt, nhiều hộ dân đã chủ động, mạnh

dạn trong vay vốn đầu tư để mua sắm tàu thuyền có công suất lớn với mong muốn thu nhâp ngày càng nâng cao. Năm 2017 tổng số tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ có quy mô nhỏ của toàn xã là 674 chiếc giảm xuống còn 446 chiếc năm 2019, trong đó chủ yếu là tàu có công suất từ 200CV- dưới 300 CV. Đối với hộ có quy mô lớn, tổng số tàu thuyền có quy mô lớn năm 2017 là 320 chiếc tăng lên 542 chiếc năm 2019, trong đó chủ yếu là tàu có công suất từ 680CV- dưới 790CV.

Với việc mong muốn cải thiện đời sống và kinh tế việc chuyển đổi từ đánh bắt gần ven bờ sang đánh bắt xa bờ của các hộ dân đã đồng thời dịch chuyển số lượng tàu thuyền và công suất của tàu nhằm đáp ứng như cầu đánh bắt hải sản xa bờ. Năm 2019 số lượng tàu có quy mô lớn chiếm 54,86% tổng số tàu thuyền toàn xã trong khi số lượng tàu thuyền đánh bắt gần ven bờ chỉ có 45,14%. Việc các hộ dân chuyển sang khai thác hải sản xa bờ đòi hỏi cần có lượng vốn lớn, cần có sự hỗ trợ giúp của chính phủ mới có thể tăng thêm nhiều lượng tàu thuyền có quy mô lớn để phục vụ đánh bắt hải sản xa bờ.

4.1.2.2 Công tác hậu cần trong đánh bắt hải sản tại xã

Các dịch vụ phục vụ khai thác hải sản bao gồm: cung ứng nhiên liệu theo đúng giá Nhà nước quy định tại đất liền; cung cấp nước ngọt miễn phí; sửa chữa tàu thuyền miễn phí tiền công; bố trí nới nghỉ ngơi cho tàu thuyền vào tránh trú bão, chăm sóc y tế; cung ứng lương thực, thực phẩm bằng giá mua tại đất liền, trao đổi. Những dịch vụ này nếu có thể thực hiện tốt thì có thể giúp cho các hộ ngư dân yên tâm hơn khi khai thác hải sản.

Với vai trò là địa phương có lực lượng phương tiện đánh bắt và lao động kinh tế biển hùng hậu nhất tỉnh thanh hóa. Xã Hoằng Trường đã góp phần không nhỏ làm tăng giá trị kinh tế biển cho tỉnh nhà. Năm 2019, với tổng số lượng tàu thuyền là 988 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, trong đó có 542 tàu chuyên khai thác xa bờ với công suất từ 400-829 CV cùng 1900 lao động thường xuyên hoạt động khai thác và đánh bắt trên nhiều ngư trường khác nhau điển hình là ngư trường Vịnh Bắc bộ và một số ngư trường miền Trung.Với số lượng phương tiện đánh bắt lớn như vậy thì các nhu cầu về dịch vụ hậu cần ngày càng quan trọng hơn trong kinh tế biển. Hiện nay, việc xây dựng khu bến cá đã có bước thay đổi lớn. Điển hình là khu bến cá Lạch Nại đã được mở rộng với diện tích từ 3,5ha (năm 2013) lên 4,5ha (năm 2014) tăng 1ha và được lấy từ đất chưa sử dụng để tập kết hình thành đáp ứng được phần nào trong nhu cầu trú đậu, bốc dỡ sản

phẩm, làm địa điểm thu mua sản phẩm đánh bắt của người dân nhằm đảm bảo giá cả và chất lượng cho người dân khi tàu cập bến. Hệ thống hạ tầng dịch vụ trên các bến cá như cung cấp nhiên liệu xăng dầu, nước đá bảo quản, cấp nước sinh hoạt, cơ sở dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phần lớn những dịch vụ này là do tư nhân đảm nhận nên quy mô thường nhỏ và chưa đồng bộ. Đến nay, toàn xã có 21 cơ sở sơ chế cá, 34 cơ sở sứa muối và một số xưởng cơ khí sửa chữa các loại tàu thuyền, máy làm đá lạnh, sản xuất mới ngư lưới cụ, cung cấp xăng dầu... hoạt động quanh năm đáp ứng cho công tác khai thác trên biển. Đặc biệt là trên địa bàn xã đã có khoảng 45 đại lý chuyên thu mua cá, cấp đông để đi bán ngoại tỉnh và xuất khẩu qua đường tiểu ngạch (mỗi đại lý bao tiêu sản phẩm cho 5 -10 tàu trong xã) đem lại nhiều giá trị kinh tế cao.

Trong xã có 3 cơ sở chế biển lớn chuyên làm nước mắm, chả cá, bột cá… dựa trên nguồn lợi cá thu mua trên biển từ các đội tàu. dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn xã đã có nhiều phát triển không thể không kể đến vai trò của các đội tàu dịch vụ trên biển. hiện có 45 tàu dịch vụ ngoài cung cấp nhiên liệu, đá bảo quản, nước ngọt, thức ăn và nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho các tàu thuyền.

4.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khai thác hải sản tại xã

Là một địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hoá, Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Trường nói riêng huyện Hoằng Hoá nói chung luôn biết cách vận dụng, nắm bắt thời cơ một cách chủ động để khai thác tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế, xã hội. Nhờ vậy, những năm qua, Hoằng Trường không chỉ là xã có mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh được đảm bảo mà trong tương lai, xã sẽ còn vươn mình hơn nữa!

Ngoài đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, để tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng về kinh tế biển, quán triệt theo tinh thần nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thuỷ sản, xã Hoằng Trường đã tập trung khuyến khích, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản. Nhờ vậy, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản luôn duy trì 21889 tấn.

Hiện, Hoằng Trường có 21 cơ sở làm đá lạnh, 29 cơ sở bán ngư lưới cụ, 19 cơ sở chuyên thu mua sơ chế cá, 40 cơ sở chế biến sứa muối, 3 cơ sở sửa chữa tàu thuyền, 18 cơ sở cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền, 28 xe vận tải, 10 doanh nghiệp tư nhân, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Với

tính chất đặc thù của vùng quê biển nên ở Hoằng Trường đã hình thành nghề đan lưới, thu hút nhiều lao động nữ. Công việc đan vá lưới đã trở thành nghề mang lại thu nhập khá ổn định cho chị em, bình quân đạt mỗi người từ 2-3tr đồng/tháng.

Nghề chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá cũng góp phần tăng nguồn thu cho nhiều hộ gia đình. Đối với nghề thu mua, chế biến hải sản, hiện các cơ sở đã tìm được thị trường tiêu thụ ổn định nên hầu hết các sản phẩm sơ chế đều được bảo đảm đầu ra. Tính đến hết tháng 6 năm 2018, giá trị kinh tế từ nghề chế biến hải sản của xã đạt 287 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đường tiểu ngạch ước đạt 141 tỷ đồng. Dịch vụ hậu cần nghề cá đạt 52 tỷ đồng.

4.1.4 Nguồn lợi thủy hải sản

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề khai thác hải sản, UBND xã vận động nhân dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền và phối hợp với một số cơ quan, đơn vị mở nhiều lớp đào tạo nghề thuyền trưởng, thuyền viên cho hàng trăm lượt ngư dân để nâng cao tay nghề và bảo đảm các điều kiện pháp lý trong hành nghề khai thác hải sản. Đa số tàu thuyền của ngư dân địa phương đều được trang bị đầy đủ các thiết bị, như: Máy dò ngang, đèn led... nên trong quá trình khai thác hải sản đã tiết kiệm được từ 30-50% nhiên liệu, bảo đảm sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Theo tài liệu điều tra của ngành chức năng cho thấy, vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100 đến 120 ngàn tấn hải sản, trong đó cá nổi khoảng từ 50 đến 60 ngàn tấn, cá đáy khoảng từ 40 đến 50 ngàn tấn và các loại hải sản khác như tôm, mực... Hải sản khai thác có được nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như cá nục, cá thu, cá ngừ ù, cá lưỡng, cá mối, cá phèn... Một số nghề khai thác có hiệu quả như nghề lưới vây rút chì, lưới rê khơi sát đáy ở xã Hoằng Trường. Về nuôi trồng thủy, hải sản, mặc dù năm 2010 thời tiết không thuận lợi như hạn hán, nắng nóng kéo dài đã gây không ít khó khăn cho việc nuôi trồng nhưng sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản vẫn đạt cao nhất từ trước đến nay

Ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của Hoằng Trường tiếp tục thu được những kết quả tích cực, đạt giá trị cao. Từ nguồn khai thác dồi dào, nghề chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá tại Hoằng Trường cũng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

4.1.5 Mùa vụ, phân bố và các đối tượng đánh bắt chính

Đánh bắt hải sản có các mùa vụ khác nhau, linh động theo sắp xếp của các bộ chính quyền vì còn chia thời tiết trong mùa để tính toán vùng biển đánh bắt hay mùa mưa bão. Tuy nhiên vẫn có các mùa vụ chính để bà con bám biển:

+ Vụ Hè: từ tháng 3 đến tháng 6

+ Vụ Đông Xuân: từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

Vào mùa vụ Đông Xuân loài cá bắt được chủ yếu là: cá Trích, Nục, Hồng, Mối. Còn vụ Hè, các loài đánh bắt đa dạng là cá Thu, cá Cơm, Trích, Nục, Lầm, Chuồn.

Việc khai thác thủy hải sản, được các ngư dân kể lại, cư từ 1h đến 2h sáng, các ngư dân lại đi đánh bắt, ngày nay với công nghệ hiện đại, các ngư dân không phải dùng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của các hộ dân xã hoằng trường, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)