Tư tưởng HồChíMinh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 34)

22 Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, bản công bố năm 1969.

3.2.2.Tư tưởng HồChíMinh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2.2.I. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Về chế độ chính trị, phải đạt mục tiêu do nhân dân làm chủ. Đối với chế độ XHCN ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”48, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”49 Khi khẳng định “dân làm chủ”“dân là chủ”, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị của nhân dân.

Về kinh tế, phải đạt mục tiêu có nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị. Khái quát về nền kinh tế XHCN ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, đây là nền kinh tế phát triển cao “với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”50, là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”51. Mục tiêu về kinh tế phải gắn bó chặt chẽ với

42 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610.43 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610. 43 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610. 44 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.496.

45 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.377, 371; t.11, tr.241.46 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.390. 46 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.390.

47 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.391.48 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr. 10. 48 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr. 10. 49 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.434. 50 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.372. 51 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.372.

mục tiêu về chính trị. Nguời viết: “Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế XHCN ngày càng phát triển .. ”52. Theo Nguời, kinh tế quốc doanh lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động nên Nhà nuớc phải bảo đảm uu tiên cho kinh tế quốc doanh phát triển và phải đặc biệt khuyến khích, huớng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác xã53.

Về văn hoá, phải mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng, mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị và kinh tế là mối quan hệ biện chứng. Chế độ chính trị và kinh tế của xã hội là nền tảng và quyết định tính chất của văn hóa; còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu của chính trị và kinh tế. Về vai trò của văn hóa, Nguời khẳng định: Trình độ văn hóa của nhân dân đuợc nâng cao sẽ góp phần phát triển dân chủ, góp phần xây dựng nuớc ta thành một nuớc hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh54; nền văn hóa phát triển là điều kiện cho nhân dân tiến bộ55.

Theo Nguời, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hóa phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức”56, “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh huởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”57.

Về xã hội, phải bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh. Chế độ XHCN mà nhân dân ta xây dựng là chế độ “dân làm chủ”, “dân là chủ” nên theo Hồ Chí Minh, với tu cách làm chủ, là chủ của đất nuớc, nhân dân phải làm tròn nhiệm vụ của nguời chủ để xây dựng CNXH, trong đó mọi nguời đều có quyền làm việc; có quyền nghỉ ngơi; có quyền học tập; có quyền tự do thân thể; có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình; có quyền tự do tín nguỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; có quyền bầu cử, ứng cử. Mọi công dân đều bình đẳng truớc pháp luật. Nhà nuớc đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhung nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nuớc, của nhân dân58.

Đấy chính là xã hội tôn trọng con nguời, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó đuợc thỏa mãn để mỗi nguời có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở truờng riêng của mình trong sự hài hòa với đời sống chung, lợi ích chung của tập thể.

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 33 - 34)