Quan điểm của HồChíMinh về vai trò của vănhóa

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 70)

89 Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6.1.3. Quan điểm của HồChíMinh về vai trò của vănhóa

Thứ nhất, văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

Văn hóa là mục tiêu. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Nhu vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyền sung suớng, quyền tự do, quyền muu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ, công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng đuợc học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn đuợc quan tâm và không ngừng nâng cao, con nguời có điều kiện phát triển toàn diện112.

Văn hóa là động lực. Di sản Hồ Chí Minh cho ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nuớc, bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực. Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tu tuởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phuơng chủ yếu diện sau: Văn hóa chính trị; văn hóa văn nghệ; văn hóa giáo dục; văn hóa đạo đức, lối sống; văn hóa pháp luật.

Thứ hai, văn hóa là một mặt trận

Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tu tuởng.

Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tu tuởng, đạo đức, lối sống... của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định huớng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.

Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân

Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của quần chúng.

Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Đến lượt mình, chính họ là những người

112 Chúng ta có thể nhận thức ở những mức độ khác nhau trong di sản Hồ Chí Minh về các mục tiêu của Chương trình nghị sự XXI: đuợc 189 vị đứng đầu Nhà nuớc và Chính phủ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 nghị sự XXI: đuợc 189 vị đứng đầu Nhà nuớc và Chính phủ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2000 có 8 mục tiêu cụ thể: (1) Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực; (2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; (3) Tăng cuờng bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ ; (4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; (5) Tăng cuờng sức khỏe bà mẹ; (6) Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; (7) Bảo đảm bền vững về môi truờng; (8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Đây là một phần quan trọng của chiến luợc phát triển bền vững.

thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ. Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 69 - 70)