Tập trung dân chủ

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 44)

22 Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, bản công bố năm 1969.

4.1.3.2. Tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản, không biến Đảng thành một câu lạc bộ, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc, dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung; tập trung trên cơ sở dân chủ, theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp duới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều nguời nhung khi tiền đánh thì chỉ nhu một nguời”.

Tập trung trên nền tảng dân chủ tức là: (1) Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu nên; (2) Phuơng châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đều do quần chúng đảng viên xây dựng nên, chứ không đuợc ai tự ý độc đoán; (3) Quyền lục của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó, chứ không phải ai tự mình tranh giành được; (4) Trật tự của Đảng là cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùng trung ương.

Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung có nghĩa là trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, tham

gia giải quyết vấn đề nhưng không được trái với sự lãnh đạo tập trung của Đảng. Kiên quyết chống lại những biểu hiện, nói năng cảm tính, tự do hành động, dân chủ quá trớn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất.

Đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được xem là nguyên tắc tổ chức của Đảng. Hồ Chí Minh coi nguyên tắc này là thể hiện tính chất tập trung trong Đảng. Để nhấn mạnh tính chất này, Người nêu ra hai lưu ý cần tránh trong hoạt động của Đảng: (1) Độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể; (2) Dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau không thể tách rời vì: Lãnh đạo không tập thể sẽ dẫn đến sự bao biện, độc đoán, chuyên quyền, chủ quan. Phụ trách không do cá nhân sẽ dẫn đến sự lộn xộn, bữa bãi, không tuân thủ nguyên tắc, quy định và vô chính phủ và chắc chắn sẽ hỏng việc.

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 43 - 44)