22 Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, bản công bố năm 1969.
3.2.3. Tư tưởng HồChíMinh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.2.3.I. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
Về tính chất thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh nhận định rằng, tiến lên CNXH không thể làm mau đuợc mà phải làm dần dần60; đây là công cuộc biến đổi xã hội cũ thành xã hội mới - một xã hội hoàn toàn chua từng có trong lịch sử dân tộc ta nên nó là công cuộc biến đổi khó khăn nhất, sâu sắc nhất; thậm chí nó còn gian nan, phức tạp hơn cả việc đánh giặc61.
Về đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH, theo Hồ Chí Minh, “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nuớc nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tu bản chủ nghĩa”62. Trong bối cảnh kinh tế rất nghèo nàn, kỹ thuật vô cùng lạc hậu nên nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,... có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến; phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài63; phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức; phải biến một nuớc dốt nát, cực khổ thành một nuớc có văn hóa cao và đời sống tuơi vui hạnh phúc64.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, phải kết hợp sức mạnh của nhiều yếu tố mới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của thời kỳ quá độ nhung trước hết và quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.