Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 57 - 59)

89 Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5.1.4.1. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc

Thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động và các quyền thiêng liêng của con người.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc có được xây dựng hay không và đoàn kết đến mức nào là tùy thuộc vào việc nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích phức tạp, chằng chéo giữa cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn thể; giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế. Các cặp quan hệ nói trên luôn chứa đựng những yếu tố thống nhất và mâu thuẫn; các yếu tố đó lại luôn luôn biến đổi theo sự vận động của đời sống thực tiễn, có lúc thì thống nhất với nhau, có lúc lại mâu thuẫn với nhau. Nguyên tắc đoàn kết của Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng, phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để hạn chế, giải quyết những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn theo phương châm chỉ đạo: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả vì con người.

Quán triệt nguyên tắc này, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội luôn xuất phát từ lợi ích thống nhất giữa dân tộc và giai cấp để đưa ra cương lĩnh, mục tiêu hành động cho phù hợp.

Thứ hai, tin vào dân, lấy dân làm gốc để thực hiện đại đoàn kết

Tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là sự kế thừa và nâng cao

57 7

tư duy chính trị truyền thống: “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nguyên tắc này còn là sự quán triệt sâu sắc trong nhận thức, tình cảm, hành động, nguyên lý mácxít “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì dân là nguyên tắc tối cao, xuyên suốt trong tư duy chiến lược và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc sống còn đó được Người khái quát ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” và “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Thứ ba, đoàn kết trên cơ sở liên minh công - nông - trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trong quá trình tập hợp, phát triển lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhất quán một nhận thức khoa học: đoàn kết không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời, mà phải là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo. Đây là một nguyên tắc cốt lõi phân biệt chiến lược đoàn kết Hồ Chí Minh với tư tưởng đoàn kết, tập hợp lực lượng của một số nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và một số lãnh tụ cách mạng khác ở khu vực và trên thế giới.

Như vậy, đại đoàn kết toàn dân chỉ được củng cố và phát triển vững chắc khi đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính - Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu để thực hiện thành công mọi nhiệm vụ cách mạng. Có như thế, đại đoàn kết mới có sức sống bền bỉ, trường tồn.

5.I.4.2. Phương pháp đại đoàn kết toàn dân tộc

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng

Hồ Chí Minh là bậc thầy trong công tác vận động, giáo dục quần chúng. Đồng thời, Người cũng hết lòng chăm lo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng kiểu mới có đủ năng lực, phẩm chất làm hạt nhân đoàn kết dân chúng.

Phương pháp tổ chức

Vận động quần chúng thì cần thiết phải có phương pháp tổ chức khoa học. Đó là phương pháp xây dựng, kiện toàn, không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng, từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể quần chúng. Sự thống nhất và bền vững của hệ thống chính trị cách mạng, theo Hồ Chí Minh, chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh của đoàn kết dân tộc.

Phương pháp xử lý đồng bộ các mối quan hệ nhằm thực hiện thêm bạn bớt thù

Trong thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp luôn phân định thành 3 trận tuyến: Lực lượng cách mạng, lực lượng phản cách mạng và ở giữa là một lực lượng trung gian. Thành bại trong cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng đối địch không chỉ tuỳ thuộc vào thực lực của mỗi bên, mà còn tuỳ thuộc một phần rất lớn vào yếu tố: bên nào tranh thủ được sự ủng hộ của lực lượng trung gian. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là phương pháp xử lý khoa học mối tương quan ba chiều; lực

58 8

lượng cách mạng, lực lượng trung gian, lực lượng phản cách mạng đó, nhằm mục tiêu mở rộng đến mức tối đa trận tuyến cách mạng, tạo thế áp đảo của cách mạng đối với phản cách mạng để giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỊCH SỬ ĐẢNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w