89 Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.2.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạođức mớ
6.2.3.I. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm, là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nó đã trở thành phuơng pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc của Nguời.
“Nói đi đôi với làm” là đặc trung bản chất của tu tuởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.
Nêu gương về đạo đức. Để đạo đức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội và trở thành nền tảng tinh thần của nhân dân lao động, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên: “Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa'”'138 Sự guơng mẫu của cán bộ, đảng viên trong lời nói và việc làm không chỉ là cách thức để giáo dục đạo đức cho quần chúng, mà còn là một phuơng pháp để tự giáo dục bản thân mình. Hồ Chí Minh đã viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”139.
Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiền phong mà còn bằng chính tấm guơng đạo đức cao cả của mình.
Quần chúng chỉ quý mến những nguời có tu cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”140. Người nói: “Lấy gương “người tốt, việc tốt” để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”141. Muốn làm được như vậy, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình “người tốt, việc tốt” rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập... Bởi vì, theo Người: “Từnggiọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả”142. Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”. Người nói: “Người tốt, việc tốt” nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”143.