89 Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.2.3.3. Tu dưỡng đạođức suốt đờ
Theo Hồ Chí Minh, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của nó. Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn,
144 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.314.145 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.672. 145 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.672. 146 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.457. 147 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 547. 148 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 11, tr. 612. 149 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 672.
trong công việc, trong các mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện liên tục, tu dưỡng suốt đời, trong đó, thời tuổi trẻ đặc biệt quan trọng. Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”14. Từ đó, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức. Người chỉ rõ, “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo bản thân chúng ta”. Thực hiện việc này phải kiên trì, bền bỉ. Bởi lẽ, “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”19.
6.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI6.3.1. Quan niệm về con người