22 Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh, bản công bố năm 1969.
3.3.1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hộ
Trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn nối tiếp nhau: Trước hết phải tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để đạt mục tiêu trước mắt, trực tiếp, cấp bách là độc lập dân tộc rồi sau đó làm cách mạng XHCN. Xuất phát từ hai mâu thuẫn đối kháng, cơ bản tồn tại khách quan dưới thời thực dân - phong kiến: Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, Người chỉ rõ cách mạng dân tộc dân chủ có hai nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ thực dân Pháp để giải phóng dân tộc, đánh đổ địa chủ phong kiến để mang lại ruộng đất cho nông dân, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, còn nhiệm vụ dân chủ (đánh đổ địa chủ phong kiến) rải ra thực hiện và phải phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Độc lập dân tộc là tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ, độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân.
Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng XHCN. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã đi theo con đuờng cách mạng vô sản, cho nên bản thân cuộc cách mạng này đã mang tính định huớng XHCN. Độc lập dân tộc vì vậy không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.