89 Nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.1.1. Một số nhận thức chung về vănhóa và quan hệ giữa vănhóa với các lĩnh vực khác
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
1 - Tiếp cậntheo nghĩarộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt củaconngười;
2 - Tiếp cậntheo nghĩahẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiếntrúc thượng tầng; 3 - Tiếp cậntheo nghĩarất hẹp, là trình độ học vấn của con người;
4 - Tiếp cậntheo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.
Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 111.
110 Nghị quyết 24C/18.65 của Khóa họp 24 Đại hội đồng UNESCO từ 20-10 đến 20-11-1987 đã ghi nhận Hồ Chí Minhlà Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam do “sự đóng góp quan trọng của Người về nhiều mặt trong là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam do “sự đóng góp quan trọng của Người về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật...”.
Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong bối cảnh đặc biệt, khi UNESCO chua thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.