- Đảm bảo phát triển bền vững: Chức năng, quyền hạn, việc phân cấp, phân quyền của cácbên có liên quan trong mô hình quản trị doanh nghiệp được xây dựng gắn liền với nhiệm vụ phát triển bền vững của
2. KẾT QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐQT ĐỐI VỚI BAN TGĐ
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐÁ ỐP LÁT NHÂN TẠO VÀ NHỮNG RỦI RO TRỌNG YẾU VÀ NHỮNG RỦI RO TRỌNG YẾU
(XEM MỤC I.8 VÀ I.10)
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2016
Kinh tế thế giới năm 2016 tiếp tục phục hồi chậm, do tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tế phát triển, giá hàng hóa nguyên liệu vẫn ở mức thấp, thương mại toàn cầu yếu và dòng vốn giảm. Năm 2016 còn được đánh dấu bởi những sự kiện chính trị như sự kiện Brexit tại Anh, kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ đã có tác động lớn đối với các thị trường tài chính toàn cầu và khiến nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo.
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2017 của Conference Board nhận định kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 2,5% trong năm 2016 và sẽ nhích lên 2,8% trong năm 2017. Đây là mức rất thấp so với nhịp độ tăng trưởng thường đạt trên 4% trong những năm giữa thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, mức tăng trưởng trung bình 3,1% trong giai đoạn 2010-2014 và mức tăng 3% của năm 2015. Trong khi đó, những bất ổn địa - chính trị vẫn tồn tại, trong đó đáng quan ngại hơn cả là xu thế chủ nghĩa “dân túy” đang lan rộng tại châu Âu, điều đã được phản ánh qua kết quả cuộc bỏ phiếu về cải cách hiến pháp tại Ý trong
năm vừa qua. Chắc chắn, nền kinh tế thế giới sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định nếu các rủi ro về chính trị tiếp diễn trong năm 2017.
Theo Ủy ban Tài chính giám sát quốc gia, năm 2016, bất chấp những khó khăn và thách thức, Việt Nam tiếp tục bảo đảm và duy trì các cân đối vĩ mô, lạm phát cơ bản chỉ ở mức 1,8%, lạm phát chung năm 2016 có thể ở mức 4%. Ngoài ra, số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP ) năm 2016 ước tính tăng khoảng 6,21% so với năm 2015, không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, năm 2016 cũng là năm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ thiên tai và tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, khó lường. Trong hoàn cảnh đó, kinh tế Việt Nam trong năm qua lập được 4 kỷ lục gồm dự trữ ngoại hối, số doanh nghiệp mới thành lập, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng trưởng trong khu vực dịch vụ đều đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Những biến động của tình hình kinh tế thế giới trong năm 2016 chưa có những tác động ngay lập tức đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VCS STONE. Tuy nhiên, vì 90% doanh thu của VCS STONE là xuất khẩu nên những hệ quả của nó (như việc giải quyết “hậu quả” Brexit, các chính sách mới của Mỹ theo xu hướng tăng cường bảo hộ nền kinh tế trong nước…)
được dự báo sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty trong năm 2017 và cả những năm tiếp theo.
1.3. TRIỂN VỌNG KINH TẾ NĂM 2017
Nền kinh tế thế giới trong năm 2017 được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ có nhiều biến động. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (cập nhật tháng 10 - 2016) của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), trong năm 2017, quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm. Tăng trưởng kinh tế thế giới dự kiến sẽ đạt 3,4% và chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của khối các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển (ví dụ như Nigeria, Nga, Nam Phi, một số nước Mỹ La tinh và Trung Đông).
Tỷ lệ lạm phát được dự đoán sẽ tăng ở nhiều nước dưới tác động của việc giá dầu tăng. Việc giá dầu tăng 15% lên tới 51USD/thùng sẽ có những tác động nhất định đến các nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của VCS STONE. Tồn dư của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới để lại khủng hoảng về nợ công, các lỗ hổng tài chính, sự thụt giảm đầu tư và năng suất thấp cùng các bất ổn về chính trị. Đây sẽ tiếp tục là các vấn đề gây áp lực tiêu cực lên nền kinh tế thế giới trong năm tới.
Các nền kinh tế phát triển chủ chốt sẽ có một năm tăng trưởng chậm ở ngưỡng 1,8% trong năm
2017. Hai điểm sáng của khối các nước phát triển là sự phục hồi tốt tại Mỹ và Canada với số lượng việc làm mới tăng ổn định, thị trường nhà đất tiếp tục phục hồi và mức chi tiêu của người dân tăng mạnh. Đây là cơ hội để VCS STONE tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ. Ngược lại, nền kinh tế châu Âu và Nhật Bản sẽ tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển của VCS STONE. Tại châu Âu, việc nước Anh rời khỏi cộng đồng chung châu Âu cùng với các vấn đề bất ổn kinh tế - chính trị chưa được giải quyết triệt để sẽ gây thêm gánh nặng cho sự phát triển kinh tế của châu lục này. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như dân số già và việc thuế tiêu dùng tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến chỉ số tiêu dùng trong năm 2017.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn được dự đoán tăng trưởng tích cực tuy nhiên có dấu hiệu chững lại ở ngưỡng 6,1% trong năm tới. HSBC nhận định nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 có triển vọng sáng với việc gia tăng nhiều đơn hàng mới trong ngành sản xuất và tác động tích cực lên việc tạo ra nhiều việc làm mới và tăng trưởng của các hoạt động tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thị trường nhà đất được dự đoán tiếp tục tăng trưởng trong năm tới sẽ là cơ hội để Công ty phát triển thị trường trong nước.
TT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2016 TH năm 2016 TH/KH năm 2016 (%) Tăng trưởng 2016 so với năm 2015 (%) 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.270.703 3.242.148 99,13 22,43
2 Tổng lợi nhuận trước
thuế Tỷ đồng 595.956 813.762 136,55 69,81
3 Lao động & Tiền lương
3.1 Lao động có đến cuối kỳ
báo cáo Người 614 614 100 4,96
Lựa chọn đơn vị thực hiện việc kiểm toán tài chính năm 2016:
Được sự ủy quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT Công ty đã thống nhất lựa chọn và ký hợp đồng với Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - chi nhánh Hà Nội để thực hiện công tác soát xét BCTC bán niên và kiểm toán BCTC năm đối với BCTC Công ty mẹ và BCTC hợp nhất năm 2016.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một trong “Big Four” - bốn công ty kiểm toán lớn và có uy tín hàng đầu trên thế giới. Ernst & Young Việt Nam đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép đủ điều kiện để thực hiện việc kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ năm 2012 đến nay, Ernst & Young chi nhánh Hà Nội là đơn vị kiểm toán được HĐQT tin tưởng lựa chọn kiểm toán BCTC của Công ty và luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí dịch vụ phù hợp và cạnh tranh.
BCTC của VCS Stone luôn đảm bảo chính xác về mặt số liệu, độ tin cậy, đảm bảo tuân thủ theo các quy định về lập BCTC và là nguồn thông tin hữu ích đối với các nhà đầu tư.
TT Chỉ tiêu Đơn vị Tỷ lệ ĐHĐCĐ thông qua nhuận sau thuếTỷ lệ trích/Lợi Ghi chú