Trong cho vay đầu tư của NHPT, quản trị RRTD là một việc làm cần
£ r \
thiêt, bàt nguôn tù' những lý do cơ bản sau đây:
Một là, xuãt phát từ đặc tỉnh rủi ro cao của hoạt động cho vay đâu tư
Rủi ro nói chung và RRTD nói riêng là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư và cho vay, do đó NHPT chỉ có thể tìm cách quản trị RRTD chứ
không thê chôi bỏ RRTD nêu muôn tiêp tục cho vay. Hơn nữa, so với các loại cho vay khác thì hoạt động cho vay đầu tư của NHPT lại có mức rủi ro cao hơn hẳn. Yếu tố rủi ro có thể được dễ dàng nhận ra ngay từ trong đặc thù của nghiệp vụ này đã được đề cập như: thời hạn cho vay dài; khối lượng vốn cho vay lớn; tỷ lệ BĐTV thấp....
Vi hàm chứa nhiều rủi ro như trên nên trong cho vay đầu tư, NHPT phải đặc biệt chú trọng đến quản trị RRTD để hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do các yếu tố bất ổn trong hoạt động ĐTPT gây ra, nhằm nâng cao chất lượng cho vay đầu tư của NHPT.
Hai là, xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động cho vay đầu tư
Nhiệm vụ cơ bản của NHPT là thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, NHPT được phép triển khai các nghiệp vụ khác nhau (cho vay đầu tư, bảo lãnh TDĐT, hỗ trợ sau đầu tư...). Tuy nhiên, trong các nghiệp vụ nói trên thi cho vay đầu tư thường là hoạt động chủ yếu và mang lại thu nhập lớn nhất cho NHPT. Tiền lãi cho vay đầu tư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập hàng năm của NHPT. Đây chính là nguồn tài chính để NHPT trang trải các chi phí nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên. Do đó, đứng ở góc độ vi mô thi NHPT phái QTRR TDĐT nhằm duy trì sự tồn tại của minh.
Còn xét trên góc độ vĩ mô, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT là một kênh cung ứng vốn lớn của nền kinh tế. Nguồn vốn từ hoạt động cho vay đầu tư của NHPT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước và có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng như cầu vốn cho ĐTPT. Do đó QTRR TDĐT là việc làm cần thiết để NHPT nâng cao chất lượng tín dụng, đưa hoạt động cho vay đầu tư trở thành một kênh cung ứng vốn không chỉ lớn mà còn là một kênh cung ứng vốn hiệu quả đối với nền kinh tế quốc dân.Đồng thời QTRR TDĐT cũng là để đảm bảo sự thành công của chính sách TDĐT của Nhà nước và khẳng định sự cần thiết tồn tại NHPT trong hệ thống các tổ chức tài chính - tín dụng mỗi quốc gia.
Ba là, xuât phát từ sự nguy hiêm của rủi ro TDĐT
Như đã trình bày ở mục 1.1.2.1 của luận văn, các ngân hàng nói chung phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, không chỉ là RRTD mà còn nhiều loại rủi ro khác (rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản...). Trong những rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt thì RRTD là rủi ro cơ bản nhất, gây tổn thất nhiều nhất cho ngân hàng, đồng thời lại có quan hệ chặt chẽ và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại rủi ro khác, mà trong đó nguy hiềm nhất là rủi ro thanh khoản (bởi bất kỳ ngân hàng nào không quản trị được rủi ro thanh khoản thì cũng đồng nghĩa với phá sản).
Đối với NHPT, sự nguy hiểm của rủi ro TDĐT nhìn chung cũng không có gi khác biệt so với RRTD của các ngân hàng khác. Có thể xem xét mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro TDĐT và rúi ro thanh khoản của NHPT trên hai khía cạnh:
Thứ nhất: Việc không thu được số nợ gốc đã cho vay đồng nghĩa với việc NHPT không có nguồn để trả nợ cho các họp đồng huy động vốn đã đến hạn thanh toán cũng như để giải ngân cho các HĐTD đã đến kỳ giải ngân theo tiến độ đầu tư xây dựng và SXKD của khách hàng vay vốn mà NHPT đã cam kết, hay nói cách khác là NHPT mất khả năng thanh toán với khách hàng của mình
(mất khả năng thanh toán bên ngoài).
Thứ hai: Vì kinh phí quản trị của NHPT được trích từ số thu lãi cho vay, nên việc không thu được tiền lãi cho vay đầu tư cũng đồng nghĩa với việc NHPT không có nguồn đế trang trải chi phí nhằm duy trì hoạt động bình thường, tức là NHPT mất khả năng thanh toán với chính mình (mất khả năng thanh toán bên trong).
Do đó, QTRR TDĐT là biện pháp mà NHPT phải thực hiện ngăn ngừa rủi ro thanh khoản.
Ba là, xuất phảt từ yêu cầu về bảo toàn vồn và phát triển vốn Nhà nước giao và nâng cao khả năng tự chủ tài chính của NHPT
Mặc dù được thành lập đê thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước, và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, song NHPT có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động tín dụng.
ỌTRR TDĐT là một nội dung mà NHPT không thể không thực hiện nếu mong muốn bảo toàn và phát triển vốn bởi nó đáp ứng được yêu cầu này trên cả hai phương diện là (i) giảm thiểu chi phí hoạt động do giảm chi phí xử lý, thu hồi nợ và chi phí dự phòng RRTD đối với các khoản vay được xếp vào nhóm nợ rủi ro cao và (ii) hạn chế tình trạng mất nguồn thu và mất vốn do phải XLRR bàng hình thức khoanh nợ, miễn, giảm lãi tiền vay hoặc xóa nợ. Lẽ đương nhiên, việc giải quyết tốt vấn đề (i) hay vấn đề (ii) hoặc cả hai vấn đề đó đều sẽ làm cho kết quả tài chính hàng năm cùa NHPT đạt thặng dư cao hơn và NHPT có điều kiện để bảo toàn và tăng trưởng quy môn vốn bằng cách trích lập các quỹ (quỹ ĐTPT,
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ...).