Bài học về quản trị rủi ro tín dụng từ các ngân hàng đối với Ngân hàng Phát

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

Pháttrỉển Việte Nam

Qua nghiên cứu hoạt động quản trị RRTD của các NHPT và NHTM nói trên, có thể rút ra một số bài học sau:

Một là: Các ngân hàng nói trên đều coi trọng và có những giải pháp hừu hiệu để quản trị RRTD trong quá trình hoạt động của minh thông qua việc ban hành các chiến lược, chính sách về quản trị RRTD và thiết lập một bộ máy quản trị RRTD cùng với quy trình QTRR tương ứng. Việc tổ chức bộ máy QTRR chuyên biệt, độc lập với các đơn vị quyết định cấp tín dụng là điều kiện tiên quyết để hoạt động quản trị RRTD được thực hiện chuyên nghiệp và có hiệu quả.

Haỉ là: Đe phòng ngừa RRTD, các ngân hàng đều coi trọng việc thực hiện tốt khâu thẩm định dự án và thẩm định năng lực khách hàng, đồng thời xác định hạn mức cho vay phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng cũng như từng ngành nhằm hạn chế tập trung tín dụng.

Ba là: Công tác đo lường RRTD được các ngân hàng rất coi trọng, thể hiện qua việc thiết lập và sử dụng các mô hình, công cụ hiện đại phục vụ việc lượng hoá RRTD làm cơ sở phân loại khách hàng và khoản vay theo mức độ rủi

ro đê thuận tiện trong việc quản trị, trích DPRR cũng như áp dụng các biện pháp quản trị khác phù hợp với đặc điểm của khoản vay.

Bốn là: Việc rà soát, đánh giá thường xuyên đối với từng khoản vay cũng như toàn bộ danh mục cho vay để phát hiện các vấn đề bất ổn giúp ngân hàng kiểm soát RRTD một cách hiệu quả. Các ngân hàng rất chú trọng và thường tập trung nỗ lực xử lý các khoản nợ có vấn đề để làm sạch danh mục cho vay cũng như duy trì tỷ lệ nợ xấu ở trong phạm vi khả năng chịu đựng của ngân hàng.

Những bài học trên đây sẽ là kinh nghiệm quan trọng để NHPT Việt Nam có thể vận dụng trong xây dựng và thực thi chính sách QTRR TDĐT. Theo nhận định của tác giả luận văn, việc vận dụng các bài học này là có thể thực hiện được đối với NHPT Việt Nam; tuy nhiên, nội dung và mức độ vận dụng cùa từng bài học sẽ được trình bày cụ thể hơn ở Chương 3.

Tiểu kết Chương 1

Những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 giúp chúng ta rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất: TDĐT của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH, do đó các quốc gia rất chú trọng chính sách TDĐT của Nhà nước. Chính sách này thường được giao cho NHPT thực hiện.

Ttó hai: Cho vay đầu tư là một mặt của hoạt động TDĐT của Nhà nước

và đồng thời cũng là hoạt động chủ yếu, thường xuyên của NHPT; tuy nhiên hoạt động này lại chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, xuất phát từ những đặc trưng riêng của nó.

Thứ ha: Rủi ro TDĐT của Nhà nước tại NHPT mang những nét đặc thù và có tác động về kinh tế, chính trị, xã hội lớn hơn hẳn so với RRTD của các TCTD thông thường; do đó việc QTRR TDĐT đòi hỏi không chỉ nỗ lực của bản thân NHPT mà còn cả sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Thứ tư: Trong quản trị RRTD có những nội dung cơ bản mà bất kỳ ngân hàng nào muốn hoạt động tốt cũng phải tuân theo. ỌTRR TDĐT của NHPT

cũng phải tuân theo những nội dung đó.Kinh nghiệm cho thây là đê quản trị tôt RRTD, cần chú trọng ban hành các chiến lược, chính sách về QTRR cùng với thiết lập bộ máy QTRR chuyên biệt và áp dụng các mô hình, công cụ để đo lường, đánh giá RRTD một cách thường xuyên.

Những kết luận trên là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam thời gian qua. Xa hơn nữa, từ những vấn đề lý luận đã được làm sáng tở đó còn có thể cho phép hình thành những quan điểm định hướng và đề xuất các các giải pháp phù hợp để QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam thời gian tới.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Đe hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả luận văn sử dụng một hệ thống đa dạng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, từ phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp tiếp cận, phương pháp tổng hợp, phân tích, so

sánh trên cơ sở thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)