Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng phát

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79)

4.1 Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngânhàng phát triển Việt Nam hàng phát triển Việt Nam

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu của hoạt động TDĐT đã được NHPT Việt Nam xác định, chúng tôi cho rằng để hoạt động này có thể đáp ứng nhiều hơn nhu cầu về vốn đầu tư cho nền kinh tế, đồng thời phù hợp với thông lệ chung, thì công tác QTRR TDĐTcủa NHPT Việt Nam cần xuất phát từ các quan điểm sau đây:

Thứ nhất, Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư phải đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng kỉnh tế của đất nước

Là định chế tài chính được thành lập đế thực hiện chính sách của Nhà • • • 1 • •

nước về hỗ trợ ĐTPT, NHPT Việt Nam là công cụ phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam được kỳ vọnglà một kênh cung ứng vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế. Quản trị RRTD là cơ sở vững chắc để NHPT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Để thực hiện được yêu cầu này thì định hướng cơ bản đối với NHPT Việt Nam là:

- Nâng cao năng lực quản trị RRTD của NHPT Việt Nam, trong đỏ chú trọnghoàn thiện quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay và nâng cao chất lượng thẩm định các dự án thuộc đối tượng được vay vốn TDĐT của Nhà nước.

- Chủ động tìm kiếm dự án, tạo điều kiện thuận lợi đề các dự án có hiệu• • 7 • ••• • •

quả KT-XH được vay vốn TDĐT, đồng thời có biện pháp sàng lọc để loại bỏ các dự án không có hiệu quả.

Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng là nội dung trọng tâm trong cho vay đầu tư, đồng thời là hoạt động mang tỉnh chiến lược của Ngân hàng Phát triển

Việt Nam

Một mặt, vì RRTD là yếu tố gắn liền với hoạt động cho vay nên quản trị cho vay đầu tu của NHPT Việt Nam không tách rời QTRR TDĐT. Hơn nữa, rủi ro có thể nảy sinh từ bất kỳ khâu nào trong toàn bộ quy trình cho vay đầu tư, do đó mọi thành viên của NHPT Việt Nam tham gia hoạt động cho vay đầu tư đều phải có trách nhiệm quản trị RRTD. Mặt khác, cho vay đầu tư là nghiệp vụ chủ đạo, quyết định sự tồn tại và phát triển của NHPT Việt Nam, nhưng quy mô cho vay đầu tư lại bị quyết định bởi năng lực huy động vốn và năng lực QTRR, do đỏ QTRR TDĐT phải được coi là vấn đề chiến lược cúa NHPT Việt Nam.

Để đáp ứng được yêu cầu này, thì định hướng cơ bản đối với NHPT Việt Nam là thực hiện QTRR trong tất cả các khâu của quá trình cho vay đầu tư từ thẩm định, quyết định cho vay đến giải ngân, thu hồi nợ, xử lý nợ. Khi xây dựng chiến lược tổng thể phát triển hoạt động TDĐT trong từng thời kỳ, NHPT Việt Nam phái đồng thời tiến hành xây dựng chiến lược quản trị RRTD song song với xây dựng chiến lược huy động vốn và chiến lược cho vay.

Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng phái đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư và giảm thiêu tổn thất về tài sản cho NHPT Việt Nam

Rủi ro trong cho vay đầu tư để lại cho NHPT Việt Nam nhiều hậu quả xấu, mà trước hết là những tổn thất về tài sản, thu nhập nên QTRR TDĐT phải nhằm mục đích giảm thiểu những tồn thất về tài sản cho NHPT Việt Nam. Đồng thời, chúng ta cũng biết rằng tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay đầu tư; do đó, yêu cầu đặt ra đối với quản trị RRTD trong cho vay đầu tư là phải làm giảm tỷ lệ nợ xấu, cũng có nghĩa là phải góp phần nâng cao chất lượng cho vay đầu tư.

Để thực hiện được yêu cầu này, trước hết, các đơn vị và cá nhân thuộc NHPT Việt Nam tham gia vào hoạt động cho vay đầu tư phải chấp hành nghiêm

chỉnh các quy định vê thâm định, quyêt định cho vay và giải ngân vôn vay; không ngừng nghiên cứu cải tiến quy trình quản trị cho vay theo hướng đơn giản, thuận tiện nhưng đảm bảo tính chặt chẽ, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân tham gia vào quá trình quản trị cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân (bao gồm cả kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra, giám sát tài sản BĐTV). Bên cạnh đó, NHPT Việt Nam phải sử dụng chính sách trích lập dự phòng thích hợp để đối phó với rủi ro do không thu được nợ. Ngoài ra, NHPT Việt Nam cũng cần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu bàng nhiều biện pháp khác nhau để lành mạnh hoá danh mục cho vay của mình.

Th tư, quản trị rủi ro tín dụng tín dụng đầu tư phải ph ù họp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng

Ở khía cạnh thứ nhất, chúng ta đều biết rằng đổi mới hoạt động TDĐT của Nhà nước theo thông lệ quốc tế là một trong những cam kết của Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, vì vậy, QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam phải được thực hiện phù hợp với với thông lệ quốc tế. Ớ khía cạnh thứ hai, có thế thấy mặc dù được thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ nhung hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam cũng ảnh hưởng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng cúa quốc gia, do đó, hoạt động này cũng phải tuân theo quy định chung của pháp luật về QTRR trong hoạt động ngân hàng.

Để thực hiện được yêu cầu nói trên thì định hướng cơ bản đặt ra đối với QTRR trong cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam là:

- Chuẩn hoá và minh bạch hoá các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư phù hợp với các nguyên tắc của BCBS.

- Từng bước áp dụng các quy định chung của NHNN về quản trị RRTD

trong hoạt động cho vay của các TCTD, mà trước hết là xây dựng hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với thông lệ, áp dụng quy định về phân loại nợ vay, chế độ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD...

- Tô chức bộ máy quản trị RRTD chuyên biệt, phù hợp với thông lệ nhăm tham mưu cho HĐQT và Ban điều hành NHPT Việt Nam trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách và quy định về QTRR trong cho vay đâu tư.

4.2 Giải pháp quản tộ rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam

4.2.1 Các giải pháp về chế, chỉnh sách

4.2.1.1 Ban hành chiến lược, chỉnh sách và quy định nội bộ về quản trị rủi ro tin dụng

Đê nâng cao năng lực QTRR TDĐT cũng như các loại rủi ro khác trong quá trình hoạt động của mình, NHPT Việt Nam cân nghiên cứu xây dựng và ban hành chiên lược và chính sách quàn trị RRTD cùng với quy định nội bộ vê QTRR.

4- Chiến lược quản trị RRTD

NHPT Việt Nam cần ban hành Chiến lược quản trị RRTD với các nội JL

dung tôi thiêu bao gôm:

- Tỷ lệ nợ Xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tê;

- Nguyên tăc áp dụng các biện pháp giảm thiêu RRTD (bao gôm cả thâm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu RRTD).

Cùng với đó, NHPT Việt Nam cũng cân nghiên cứu xác định hạn mức RRTD với các hạn mức tối thiểu được xây dựng bao gồm: (i) hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, RRTD của ngành, lĩnh vực kinh tế; và (ii) hạn mức cấp tín dụng theo sản phâm hoặc hình thức bảo đảm trên cơ sở RRTD tương ứng của

sản phâm, hình thức bảo đảm.

Chính sách QTRR của NHPT Việt Nam do HĐQT quyêt định ban hành và sửa đổi, bổ sung. Nội dung của chính sách QTRR bao gồm các vấn đề tối

thiểu sau đây:

Một là, danh sách các rủi ro trọng yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(trong đó bao gồm RRTD).

Hai tó,chiến lược quản trị rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối

với từng rủi ro trọng yếu, trong đó có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng TDĐT.

Chính sách QTRR được lập cho thời gian 3-5 năm và được đánh giá định kỳ tối thiểu mỗi năm một lần và đánh giá đột xuất theo quy định của NHPT Việt Nam để điều chỉnh kịp thời khi có thay đồi về môi trường hoạt động và các vấn đề pháp lý để đạt được mục tiêu QTRR.

Việc hoạch định chính sách QTRR phải đảm bảo phù hợp mục tiêu hoạt động của NHPT Việt Nam theo quy định của pháp luật, phù hợp với mức vốn tự có và mức độ sẵn có của các nguồn tăng vốn tự có, đồng thời phải có tính kế thừa, liên tục để bảo đảm tính khả thi qua các chu kỳ kinh tế.

4- Quy định nội bộ về quản trị rủi ro

Việc xây dựng quy định nội bộ về QTRR phải đảm bảo các nguyên tắcphù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện thực tế về nhân lực, công nghệ và hệ thống thông tin quản trị cùa NHPT Việt Nam trong từng thời kỳ. Cùng với đó, các trạng thái rủi ro, hành vi vi phạm về QTRR phải được báo cáo kịp thời, đầy đủ cho HĐQT và Ban kiểm soát, đồng thời có cơ chế xử lý đối với các vi phạm về QTRR.

Nội dung cơ bản của quy định nội bộ về QTRR cần thể hiện được các vấn đề quan trọng như:

- Việc xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách QTRR;

- Việc xây dựng, ban hành và thực hiện hạn mức rủi ro đối với từng loại rủi ro trọng yếu (bao gồm cả các phương pháp xây dựng hạn mức rủi ro, cá nhân, bộ phận thực hiện xây dựng hạn mức rủi ro, phân bổ hạn mức rủi ro và xừ lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm hạn mức rủi ro);

- Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiêm soát rủi ro đôi với từng loại rủi ro trọng yếu (bao gồm cả phương pháp, mô hình đo lường, kiềm soát rủi ro)....

4.2.1.2 Tô chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ

Năng lực QTRR ngày nay được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực hoạt động của một ngân hàng. Năng lực đó được thể hiện thông qua nhiều nội dung khác nhau mà trong đó một trong những nội dung quan trọng nhất là tổ chức và hoạt động của bộ máy ỌTRR của chính ngân hàng đó.

Do vậy, trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đầu tư nói riêng, NHPT Việt Nam phải xây dựng cho mình bộ máy QTRR chuyên biệt phù hợp với thông lệ, trong đó quan trọng nhất là hình thành được các cơ quan thực hiện nhiệm vụ QTRR để tham mưu cho các cấp lãnh đạo NHPT ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về QTRR trong hoạt động cho vay đầu tư.

4.2.1.3 Phân cấp thám quyền quyết định cho vay đầu tư

Phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay (hoặc phân cấp quyết định cho vay) về thực chất là xác định quyền hạn và trách nhiệm của người được phân cấp (có thế là cá nhân hoặc đơn vị) trong việc ra quyết định cho vay đối với các dự án ĐTPT dựa trên những căn cứ nhất định, cốt lõi của phân cấp cho vay thường xoay quanh vấn đề mức vốn và thời hạn tối đa mà từng cấp được quyền quyết định cho vay đối với mỗi dự án. Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện của từng ngân hàng mà nội dung phân cấp có thể bao gồm cả một số vấn đề khác liên quan như lãi

suất cho vay, tài sản BĐTV...

Việc phân cấp quyết định cho vay có tác dụng, một mặt phát huy được tính chủ động, linh hoạt của người được phân cấp, từ đó tạo điều kiện mở rộng quy mô cho vay; mặt khác, việc xác định cụ thế quyền hạn và trách nhiệm của các cấp còn có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cấp trong việc quyết định cho vay, do đó góp phần hạn chế RRTD.

Phân câp quyêt định cho vay đôi với các dự án phải quán triệt nguyên tăc phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay và khả năng QTRR của người được phân cấp. Nguyên tắc này đòi hởi NHPT Việt Nam phải giải quyết tốt hai vấn đề là: thứ nhất, phân chia mức độ rủi ro các dự án theo những tiêu thức thích hợp;

thứ hai, xác định cụ thể và đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của người được phân cấp trong việc quyết định cho vay đối với các dự án tương ứng với khả năng quản trị RRTD.

Ở NHPT Việt Nam, việc phân cấp quyết định cho vay đầu tư trước đây về cơ bản được thực hiện theo nguyên tắc nói trên; tuy nhiên, mức độ rủi ro của khoản vay được xác định chủ yếu dựa trên quy mô của dự án, còn khả năng quản trị RRTD được đánh giá dựa vào dư nợ cho vay đầu tư của Chi nhánh; việc phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đầu tư cũng chỉ mới dừng lại ở hai cấp (Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh NHPT). Hơn nữa, việc thực hiện quy định về phân cấp này cũng đã bị gián đoạn trong một thời gian dài.

Trong thời gian tới, NHPT Việt Nam cần tiếp tục triển khai thực hiện việc phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay theo hướng sau đây:

Thứ nhất, phân loại mức độ rủi ro các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư phát triến của Nhà nước theo các tiêu chí:

- Quy mô, tính chất của dự án (thực hiện theo quy định của Chính phủ về

quản trị đầu tư xây dựng và quản trị dự án đầu tư xây dựng công trinh); - Lĩnh vực kinh doanh của dự án;

- Thời hạn vay vốn của dự án;

- Tỷ lệ vốn tự có tham gia đầu tư cúa chủ đầu tư trên tống mức đầu tư của dự án;

- Giá trị tài sản BĐTV trên tổng số vốn vay của dự án;

- Kết quả XHTD nội bộ của NHPT Việt Nam đối với khách hàng vay vốn là chủ đầu tư của dư án.

Thứ hai, phân chia thâm quyên quyêt định cho vay đâu tu thành 4 câp theo mức độ rủi ro giảm dần của dự án như sau: (1) Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (2) Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

(3) Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (4) Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển.

Trong đó, thẩm quyền quyết định cho vay của Giám đốc Chi nhánh NHPT được xác định dựa trên kết quả xếp loại Chi nhánh theo các tiêu chí về khả năng

quản trị RRTD đã được nêu ở phần trên.

Thứ ba, quy định các nội dung cụ thể được phân cấp gắn với thẩm quyền quyết định cho vay bao gồm:

- Quyết định mức vốn cho vay, thời hạn cho vay;

- Quyết định lãi suất cho vay trong giới hạn quy định của Nhà nước;

- Quyết định việc giải ngân hoặc đình chỉ giải ngân và xừ lý thu hồi nợ vay đối với dự án;

- Gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn ân hạn, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ từng kỳ hạn;

- Khởi kiện chủ đầu tư vi phạm họp đồng tín dụng, họp đồng BĐTV để làm cơ sở thực hiện các biện pháp thu hôi nợ, xử lý nợ.

Trong dài hạn, sau khi mô hình tổ chức bộ máy đã được kiện toàn và hoạt động TDĐT được mở rộng hơn, NHPT Việt Nam cần nghiên cứu điều chỉnh quy định về phân cấp theo hướng tập trung việc thấm định và quyết định cho vay về

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)