Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 52)

3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngãn hàng Phát triển Việt Nam

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì chức năng của NHPT Việt Nam là thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. Nhiệm vụ cơ bản của NHPT Việt Nam bao gồm: (i) Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT và TDXK của Nhà nước; (ii) Thực hiện chính sách TDĐT (bao gồm: cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT); (iii) Thực hiện chính sách TDXK; (iv) Nhận uỷ thác quản trị nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước; (v) Ưỷ thác cho các tố chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ TDĐT và TDXK; (vi) Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT Việt Nam. [9]

Tuy nhiên, hiện tại theo quy định của Chính phủ thì một số nghiệp vụ của NHPT Việt Nam đã được dừng triển khai, như: hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh

TDĐT, TDXK. [13]

3.1.2 cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của NHPT Việt Nam được pháp luật quy định bao gồm:

- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên chuyên trách và Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam.

- Ban Kiếm soát: gồm Trưởng ban và một số thành viên chuyên trách.

- Bộ máy điều hành: gồm Hội sở chính, các Chi nhánh, Sở Giao dịch.

THỦ TƯỞNG CHÍNH PHŨ 1 ---■ ■- — - - - - - Bộ trường BO TÀI CHÍNH• 1--- 1l

BAN KIẺM SOÁT HỘI ĐÔNG

QUẢN TRỊ --- ► BAN THƯ KỶ 1

BAN ĐIẺU HÀNH

ị1

CÁC CÁC

CHI NHÁNH SỜGIAODICH*

Sơ đô 3.1. Cơ câu tô chức bộ máy NHPT Việt Nam

Đến thời điểm 31/12/2020, bộ máy điều hành của NHPT Việt Nam có 15 đơn vị tham mưu (Vãn phòng, các Ban nghiệp vụ, các Trung tâm) tại Hội sở

chính; 32 Chi nhánh, 02 Sở Giao dịch.

3.2 Thực trạng cho vay đầu tư và rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàngphát triển Việt Nam phát triển Việt Nam

3.2.1 Hoạt động cho vay đầu

3.2.1.1 Tình hình cho vay đầu tư

Trong giai đoạn 2010-2018, NHPT Việt Nam đã cho vay đầu tư 147.060 tỷ đồng, dư nợ đến hết ngày 31/12/2018 đạt 81.535 tỷ đồng, số vốn cho vay và

dư nợ TDĐT từng năm của NHPT Việt Nam được thể hiện trên Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Quy mô cho vay đầu giai đoạn 2010-2018

Tý đong 140000,0 100000,0 80000,0 60000,0 40000,0 ọ. rí 120000,0 20000,0

□ Số vốn cho vay đầu tư DTổng dư nợ TDĐT

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

(Nguồn: Báo cáo tông kết hàng năm của NHPT Việt Nam)

,0

Sô vôn cho vay đâu tư của NHPT Việt Nam trong giai đoạn này chiêm khoảng 1,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 3,5% vốn ĐTPT từ khu vực Nhà nước và khoảng 0,43% tổng sản phẩm trong nước cùng thời kỳ.

Các dự án mà NHPT Việt Nam cho vay đầu tư là những dự án thuộc các ngành, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển như: sản xưất điện, thép, xi măng, phân bón...; phát triển co sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, phát triền quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trường; các dự án phát triển nông thôn (phát triển giống thuỷ sản, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung); các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế...; các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn. [11] [14]; các dự án thuộc các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển KT-XH trong tòng thời kỳ; các chương trình mang tính xã hội khác (cho ngân sách các địa phương vay đề thực hiện chương trinh kiên cố hoá kênh mương, tôn nền vượt lũ; xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý rác thải...)

Nhiều dự án lớn, quan trọng được vay vốn TDĐT tại NHPT Việt Nam như: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Vệ tinh Vinasat 1 và 2, Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy sữa TH...

Tuy nhiên, bắt đầu từ sau năm 2013, quy mô cho vay đầu tư hàng năm của NHPT Việt Nam có xu hướng sụt giảm. Năm 2013, số vốn TDĐT giải ngân trong năm của NHPT Việt Nam là 29.461 tỷ đồng và dư nợ TDĐT cuối năm đạt tới 123.418 tỷ đồng. Qua các năm, số vốn giải ngân và dư nợ TDĐT của NHPT Việt Nam đã giảm dần. Đến năm 2018, NHPT Việt Nam chỉ giải ngân được 2.580 tỷ đồng vốn TDĐT và dư nợ TDĐT tại thời điểm cuối năm chỉ còn lại 81.535 tỷ đồng, bằng 66% so với năm 2013. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự sụt giám quy mô cho vay đầu tư trong giai đoạn này như sau:

Thứ nhất, về đối tượng vay vốn

Đối tượng được vay vốn TDĐT của Nhà nước bị hạn chế ngay từ khi mới ban hành các chính sách này, bởi trong điều kiện nguồn lực tài chính có hạn,

Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với những lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước cần khuyến khích. Theo thời gian, đối tượng được vay vốn ngày càng bị thu hẹp, càng hạn chế vai trò của NHPT Việt Nam trong việc cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Thứ hai, về thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam là một điểm rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, theo đỏ, các nguồn vốn được NHPT Việt Nam sử dụng đề cho vay chủ yếu có kỳ hạn dài, đặc biệt là vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đây là một lợi thế mà gần như không một NHTM nào có thế có được, bởi nguồn vốn mà các ngân hàng này có thể huy động được thường là những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn.Tuy nhiên, cùng với sự cải thiện về điều kiện tích luỳ của dân cư cũng như yêu cầu về nguồn vốn đầu tư có kỳ hạn dài của nền kinh tế, việc các NHTM cho vay những món có kỳ hạn dài ngày càng trở nên phổ biến. Xuất phát từ những lý do trên, việc cho vay dự án với những kỳ hạn dài tuy vẫn là một ưu thế của NHPT Việt Nam nhưng hiện nay đã được thu hẹp nhiều so với trước đây.

Thứ ba, về bảo đảm tiền vay

Tài sản BĐTV trước đây cũng là một điểm hấp dẫn trong chính sách TDĐT của Nhà nước với quy định cho phép BĐTV chủ yếu bằng tài sản hình thành từ vốn vay.Tuy nhiên, đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, các chủ đầu tư vay vốn TDĐT phải thực hiện các biện pháp BĐTV tại NHPT Việt Nam theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sừ dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có).

Trong khi đó, các NHTM cũng được phép sử dụng biện pháp BĐTV bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (là lĩnh vực có nhiều dự án, mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước), các NHTM còn được phép cho vay không có tài sản BĐTV. Như vậy, có

thê thây, chính sách vê BĐTV trong hoạt động TDĐT của NHPT Việt Nam đang ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn so với các NHTM, do đó tác dụng khuyến khích đối với các doanh nghiệp cũng không còn lớn như trước đây.

Thứ tư, về thủ tục vay vấn

Do các nguồn vốn TDĐT đều là vốn Nhà nước nên việc sử dụng các nguồn vốn này phải tuân thủ các quy định rất chặt chẽ của pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (đầu tư xây dựng, đấu thầu, kiểm toán báo cáo tài chính...). Việc phải tuân thủ đầy đủ các quy định nói trên, đặc biệt là những quy định liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng và lựa chọn nhà thầu, thường đòi hỏi rất nhiều hồ sơ được cấp bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong khi đa số doanh nghiệp Việt Nam lại không có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục này. Do đó, nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể hoàn thành đủ các thù tục theo quy định để được vay vốn tại TDĐT của Nhà nước, hoặc vẫn hoàn thành đủ các thủ tục này nhưng lại tốn rất nhiều thời gian dẫn tới việc đánh mất cơ hội kinh doanh. Ngược lại , các doanh nghiệp vay vốn tại NHTM không phải đáp ứng các yêu về những hồ sơ, thủ tục nói trên, nên doanh nghiệp tận dụng được thời cơ do giảm thiểu thời gian rút vốn vay đế phục vụ hoạt động SXKD.

Thứ năm, về cơ chế chính sách đặc thù áp dụng cho NHPT Việt Nam

Ngày 31/3/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về TDĐT của Nhà nước thay thế cho Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. Theo đó, lãi suất cho vay TDĐT của Nhà nước được xác định bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu NHPT Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất cộng tỷ lệ chi phí quản trị hoạt động và DPRR của NHPT Việt Nam, trong đó tỷ lệ chi phí quản trị ổn định trong thời kỳ 03 năm là do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định này có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa trinh Thủ tướng Chính phủ quyết định

tỷ lệ chi phí quản trị làm cơ sở đê NHPT Việt Nam công bô lãi suât cho vay đâu tư. Hệ quả là từ ngày 15/5/2017, NHPT Việt Nam không thể cho vay thêm đối với dự án nào ngoài những dự án đã ký HĐTD trước đó. Điều đó cũng giải thích vì sao quy mô cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam trong giai đoạn 2017-2018

cho đến nay lại sụt giảm khá mạnh.

3.2.1.2 Kết quả đạt được trong cho vay đầu tư

Mặc dù quy mô cho vay đầu tư có xu hướng giảm dần trong những nàm gần đây, song với việc cung ứng một lượng vốn ĐTPT tương đối lớn cho nền kinh tế, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam trong những năm qưa đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Kết quả đạt được trong hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam được thề hiện trên các mặt chủ yếu

sau đây:

Một là, cung ứng một lượng vốn ĐTPT tương đối lớn cho nền kỉnh tế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước

Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vốn đầu tư luôn là một nhu cầu bức thiết và là yếu tố sống còn, quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó việc huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu ĐTPT của nền kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng trong chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia trong nhiều năm qua.

Số liệu cụ thể được trinh bày trên Bảng 3.1 cho thấy, trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2015 trở về trước, nguồn vốn TDĐT của NHPT Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ trên 1% trong cơ cấu vốn ĐTPT từ khu vực Nhà nước

cũng như vốn đầu tư toàn xã hội.

Bảng 3.1 Quy mô đâu tư của nên kinh tê giai đoạn 2010-2018

___ >

Đơn vị tỉnh: Tỷ đông

(Nguồn: Tỉnh toán của nhóm tác giả từ số liệu của Tông cục Thống kê)

Năm Tổng sản phẩm trong nước (GDP) •> r rp A A Tong von đầu tưtoàn xã hôi• (GC) Vốn đầu tư từ khu vưc Nhà• nước (SC) Vốn TDĐT của Nhà nước Tỷ lệ vốn TDĐT So với GDP So vói GC So với sc 2010 1.980.914 830.300 316.300 24.295 1,2% 2,9% 7,7% 2011 2.535.008 877.900 341.600 23.385 0,9% 2,7% 6,8% 2012 2.950.684 989.300 374.300 21.891 0,7% 2,2% 5,8% 2013 3.584.261 1.091.100 440.500 29.461 0,8% 2,7% 6,69% 2014 3.937.856 1.220.700 486.800 16.036 0,4% 1,3% 3,29% 2015 4.192.862 1.367.200 519.500 16.667 0,4% 1,2% 3,21% 2016 4.502.733 1.485.100 557.500 8.655 0,2% 0,6% 1,55% 2017 5.007.857 1.667.400 594.900 4.090 0,1 % 0,2% 0,69% 2018 5.535.300 1.856.600 619.100 2.580 0,05% 0,1% 0,42% Tông 34.227.475 11.385.600 4.250.500 147.060 0,43 % 1,29% 3,46%

Bên cạnh việc làm tăng quy mô của nên kinh tê cả vê tông cung và tông cầu, việc hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án ĐTPT bằng nguồn vốn của NHPT Việt Nam còn có những tác động rất tích cực đối với đời sống xã hội thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên nhiều phương

diện: tăng năng lực phục vụ của hệ thống giáo dục, đào tạo, y tế; tăng sản lượng cung cấp nước sạch; giảm thiểu lượng nước thải và rác thải chưa qua xừ lý vào môi trường; cải thiện điều kiện về chỗ ở cho người dân...

Nguồn vốn TDĐT của NHPT Việt Nam còn tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội thông qua việc đầu tư vào các dự án nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế của các vùng, miền, góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triền giữa các thành thị và nông thôn, giữa những vùng có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi với vùng sâu, vùng xa...

Như vậy, có thê thây các dự án sử dụng nguôn vôn TDĐT của NHPT Việt Nam không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tể mà còn đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Do đó có thể khẳng định rằng nguồn vốn này có vai trò tương đối quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước trong thời gian qua.

Hai là, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH

Hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam thời gian qua đã duy trì được cơ cấu vốn đầu tư theo hướng giừ ổn định tỷ trọng dư nợ đối với các ngành công nghiệp (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất điện, thép, xi măng, hoá chất, đóng tàu...) và các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trong những năm qua, tỷ trọng dư nợ TDĐT của NHPT Việt Nam đối với công nghiệp và xây dựng luôn cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội dành

cho các lĩnh vực này. Nếu như tỷ lệ vốn đầu tư hàng năm của nền kinh tế vào công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 44-45% thì tỷ lệ cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam đối với lĩnh vực này trong những năm gần đây thường xuyên

ở mức 75-80%.

Đặc biệt, trong số các dự án trọng điểm mà NHPT Việt Nam cho vay đầu tư thì hầu hết đều thuộc lĩnh vực công nghiệp (cơ khí, xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, chế biến cao su) và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư 11Ợ TDĐT của NHPT Việt Nam (khoảng 50%) cũng như trong tổng dư nợ các dự án trọng điểm (khoảng 90%). Trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thì nhiều tập đoàn, tổng công ty (Dệt may, Than - Khoáng sản, Điện lực, Dầu khí, Công nghiệp tàu thuỷ, Giấy, Hoá chất, Công nghiệp xi măng...) đang có dư nợ TDĐT rất lớn tại NHPT Việt Nam.

Kết quả cho vay đầu tư với xu hướng tập trung nguồn vốn đối với các dự án thuộc công nghiệp và xây dựng đã có những tác động rất tích cực đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng, miền trong cả nước.

3.2.2 Rủi ro tín dụng đâu tư

3.2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng đầu tư

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được như đã trình bày ở trên, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam cũng chứa đựng nhiều rủi ro, biểu hiện rõ ràng nhất là số nợ gốc quá hạn và lãi đến hạn chưa trả (lãi treo)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)