Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 31)

Cho vay đầu tư là một trong các nghiệp vụ cấp tín dụng của TCTD, do đó quản trị RRTD trong hoạt động này cũng phải tuân theo quy trình chung về quản trị RRTD, có thể sắp xếp quy trình QTRR TDĐT của NHPT bao gồm các bước

cơ bản sau:

1.3.3.1 Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là việc xác định các loại rủi ro mà NHPT có thể gặp phải trong cho vay đầu tư, chẳng hạn: người vay hoàn toàn không thể trả nợ; người vay trả nợ không đầy đủ; người vay trả nợ không đúng hạn...

Để nhận diện rủi ro, NHPT phải thực hiện việc phân tích nhằm xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư của NHPT (như đã trình bày trong mục 1.1.2.2). về lý thuyết, một loại rủi ro có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đồng thời một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại rủi ro, do đó phải xác định chính xác nguyên nhân của từng rủi ro. Việc xác định chính xác nguyên nhân của RRTD sẽ giúp NHPT đề ra giải pháp QTRR phù

hợp trong quá trình cho vay đâu tư, không bỏ sót các yêu tô có thê là nguôn gôc phát sinh rủi ro.

1.3.3.2 Đo lường và đánh giả rủi ro

Đo lường và đánh giá RRTD là việc xác định mức rủi ro mà NHPT có thể chấp nhận được trong nỗ lực để có được lợi nhuận trên cơ sở khả năng tài chính và sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro của NHPT. Đo lường và đánh giá rủi ro còn là việc tính toán mức độ nguy hiểm của mỗi loại rủi ro trong cho vay đầu tư để từ đó xác định được thứ tự ưu tiên trong việc theo dõi và kiểm soát đối với từng

loại rủi ro.

Phương pháp được các ngân hàng sử dụng đế đo lường và đánh giá RRTD có thể là phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng hoặc kết hợp cả định tính và định lượng.

- Phương pháp định tỉnh

Các phương pháp đo lường và đánh giá định tính phổ biến là phân tích tín dụng cổ điển và sử dụng ý kiến chuyên gia.

Trong phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, NHPT phải thực hiện việc phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính (cơ cấu vốn và tài sản; khả năng thanh toán; khả năng sinh lời; hiệu suất sử dụng vốn...) và chỉ tiêu phi tài chính (môi trường hoạt động, năng lực sản xuất, năng

lực quản trị... của doanh nghiệp).

- Phương phảp định lượng

Đo lường định lượng là cách thức lượng hoá RRTD của khoản vay thông qua việc tính toán khả năng (xác suất) vỡ nợ của người vay. Để lượng hoá RRTD, NHPT có thể sử dụng một số mô hình như:

+ Mô hình “điềm số Z” của E. I. Altman, dùng để đánh giá rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ thông qua công thức: z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó: X1 là tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”; X2 là tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”; X3 là tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(EBIT)/tông tài sản”; X4 là tỷ sô “thị giá cô phiêu/giá trị ghi sô của nợ dài hạn”; X5 là tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”. Theo mô hình này, giá trị của z càng cao cho thấy xác suất vỡ nợ của khách hàng càng thấp, và bất kỳ công ty nào có z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.[32, tr.651 ].

+ Mô hình XHTD nội bộ, dùng để đánh giá rủi ro của từng khoản vay riêng lẻ thông qua việc sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu chi tiết (bao gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính) cùng với hệ thống thang điểm và trọng số tính điểm tương ứng để chấm điểm đối với từng phương diện năng lực cụ thể của khách hàng. Trên cơ sở số điểm của từng chỉ tiêu và trọng số tính điểm tương ứng, NHPT sẽ tổng họp số điểm đạt được của khách hàng và phân loại khách hàng theo các hạng khác nhau trên nguyên tắc số điểm đạt được càng lớn thì XHTD càng cao. Theo mô hình này, khách hàng được XHTD càng cao cho thấy khả năng vỡ nợ (hay RRTD) càng thấp.

1.3.3.3 ửng phó với rủi ro

Rủi ro là yếu tố gắn liền với cho vay, vì vậy trong cho vay đầu tư, NHPT không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro, mà chỉ có thể tìm cách ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của các loại rủi ro, hoặc loại trừ một số rủi ro nhất định. Có thể phân loại các biện pháp thành 3 nhóm biện pháp mang tính nguyên tắc sau đây:

- Phòng ngừa RRTD bằng cách trích lập DPRR hoặc yêu cầu người vay

thực hiện BĐTV ở mức cao.• •

- Chuyển hoặc san sẻ gánh nặng rủi ro cho các chủ thể khác có khả năng chịu đựng thông qua việc mua bảo hiểm tín dụng, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bán lại khoản nợ có rủi ro cho một trung gian tài chính khác...

- Phân tán rủi ro thông qua việc đa dạng hoá hoạt động cho vay đầu tư, tránh tập trung quá nhiều vốn vào một hoặc một số khách hàng, ngành nghề, địa bàn...

ỉ.3.3.4 Theo dõi và kiêm soát rủi ro

Theo dõi và kiểm soát rủi ro là việc áp dụng các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, thông qua đó NHPT có thể nắm bắt được diễn biến của các loại rủi ro TDĐT

và đưa ra các biện pháp nhăm điêu tiêt và duy trì RRTD ở một mức độ mà NHPT có thể chấp nhận được. Theo dõi và kiểm soát RRTD là hai mặt không thể tách rời của một khâu và có quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ, trong đó kết quả của theo dõi RRTD là cơ sở để đưa ra các biện pháp kiểm soát RRTD.

L3.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đầu

1.3.4. ỉ Xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực chất của việc xác định mô hình quản trị RRTD là lựa chọn cách thức• • • 1 • •

tổ chức quản trị, nhận biết, đo lường, kiểm soát RRTD nhàm khống chế rủi ro TDĐT của NHPT trong một giới hạn cho phép. Đe có thể xác định mô hình QTRR TDĐT, NHPT phải đánh giá chính xác khả năng của mình trên cơ sở phân tích các điều kiện cụ thể về năng lực tài chính, trình độ nhân lực, công nghệ ngân hàng, tổ chức quản trị... cũng như các yếu tố bên ngoài (môi trường pháp lý, sự phát triển của thị trường tài chính và các yếu tố khác thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô) có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn cách thức quản trị RRTD phù họp với khả năng.

1.3.4.2 Thực hiện thẩm định tín dụng, quyết định cho vay và báo đảm tiền vay

Trước khi quyết định cho vay đối với một dự án ĐTPT, NHPT phải thực hiện việc đánh giá tất cả các rủi ro liên quan đến dự án đó cũng như liên quan đến quyết định cho vay của NHPT, trong đó đặc biệt là các khía cạnh rủi ro trọng yếu như: rủi ro đối tác, rủi ro quốc gia, tập trung rủi ro.... Các tài sản BĐTV đối với dự án vay vốn TDĐT cũng phải được đánh giá trước khi quyết định cho vay.

Tuy nhiên, đối với các dự án mà Nhà nước chỉ định cho vay thì kết quả thẩm định của NHPT thường không mang nhiều ý nghĩa; thậm chí có trường hợp Nhà nước cho phép NHPT không cần thực hiện việc thấm định mà triển khai

luôn việc giải ngân vốn vay theo yêu cầu của Chính phủ.

Việc quản trị tài sản BĐTV được bắt đầu từ khâu đánh giá tài sản BĐTV trước khi quyết định cho vay, bao gồm cả đánh giá giá trị pháp lý và giá trị vật chất của tài sản. NHPT phải thực hiện việc đánh giá giá trị vật chất của tài

sản,bao gôm cả việc xác định giá trị tài sản BĐTV khi quyêt định cho vay ban đầu cũng như trong suốt thời gian mà dự án chưa trả hết nợ; còn trong trường hợp có thông tin về sự suy giảm nghiêm trọng giá trị của tài sản BĐTV thì NHPT phải tiến hành ngay việc xác định lại giá trị của tài sản. Việc đánh giá lại có thể không cần thực hiện nếu như đã có một đánh giá ở một thời điểm gần với hiện tại về tài sản BĐTV và giá trị tài sản không có nhiều thay đổi.

1.3.4.3 Giải ngãn vốn vay và giảm sát tín dụng

NHPT phải thực hiện việc giải ngân và giám sát tình hình tuân thủ của bên vay vốn đối với các điều khoản đã cam kết trong HĐTD và hợp đồng BĐTV (bao gồm cả đánh giá lại tài sản BĐTV). Định kỳ hoặc đột xuất, NHPT phải tiến hành kiểm tra tại chỗ tinh hình sử dụng vốn vay, đánh giá lại rủi ro của khoản vay và thông báo ngay cho các bộ phận liên quan trong trường hợp có các thông tin có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng cùa khoản vay.

1.3.4.4 Nhận biết rủi ro, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro và xử lỷ rủi ro

NHPT phải xây dựng quy định về phân loại rủi ro TDĐT với các tiêu chí rõ ràng (bao gồm cả tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính) nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ của khách hàng, đặc biệt là khả năng và sự sẵn sàng trả nợ, trên cơ sở đó phân loại từng khoản vay vào một hạng rủi ro cụ thể. Việc phân loại rủi ro TDĐT được thực hiện khi đánh giá lần đầu (khi quyết định cho vay), khi rà soát, đánh giá định kỳ cũng như rà soát, đánh giá bất thường. Kết quả phân loại rủi ro là cơ sở để NHPT thực hiện việc trích lập DPRR phù hợp với mức độ RRTD của từng khoản nợ nhằm đảm bảo khả năng bù đắp tổn thất do không thu được nợ. Việc phân loại nợ và xử lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn cùa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

1.3.4.5 Kiểm tra nội bộ về tín dụng đầu tư

NHPT phải tổ chức hệ thống KTNB để thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá độc lập và thường xuyên tính thích hợp và hiệu quả của bộ máy thực hiện

nghiệp vụ cho vay đâu tư. Nội dung của KTNB vê TDĐT không chỉ xoay quanh các công việc được tiến hành trong các khâu cùa quy trình cho vay đầu tư (như: chất lượng thẩm định tín dụng; mức độ hiệu quả, kịp thời và chính xác của việc XHTD nội bộ; chất lượng công tác đánh giá tài sản BĐTV và mức độ đầy đủ của tài sản BĐTV; mức độ đầy đủ của DPRR...) mà còn là việc xây dựng chính sách và tổ chức bộ máy cho vay đầu tư (như: mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng và quản trị RRTD; mức độ tuân thủ của chính sách quản trị TDĐT và QTRR TDĐTvới chiến lược QTRR

chung của NHPT; mức độ hiệu quả của việc phân tách chức năng và nhiệm vụ giữa bộ phận QTRR và bộ phận cho vay...).

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Ngânhàng Phát triển hàng Phát triển

Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD TDĐT của NHTP bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:

- về phía chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước: đối tượng cho vay đầu tư

của Nhà nước, lãi suất cho vay, cơ chế BĐTV, cơ chế xử lý rủi ro, phân loại nợ.

- về phía NHPT Việt Nam: công tác thẩm định và quyết định cho vay;

công tác giải ngân vốn vay; giám sát tín dụng; nhận biết, đo lường rủi ro, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro.

- về phía chủ đầu tư, dự án đầu tư: năng lực quản lý, điều hành dự án; cố tinh không trả nợ; cố tình không hợp tác trong việc xử lý tài sản BĐTV; công tác giải phóng mặt bằng; vùng nguyên liệu.

- Các yếu tố rủi ro khách quan khác: thiên tai, địch họa, biến đổi khí hậu,

dịch bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, sẽ được tác giả phân tích, đánh giá thực trạng tại chương 3, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro TDĐT của NHPT tại chương 4.

1.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một sô Ngân hàng và bài học đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng

1.5.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với hơn 60 năm hoạt động, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành một trong những NHTM có quy mô lớn hàng đầu của Việt Nam với tổng tài sản đến hết năm 2018 lên tới 1.313.038 tỷ đồng [20]. Đặc biệt, BIDV là NHTM có thế mạnh trong cho vay đầu tư hiện nay, do đó hoạt động quản trị RRTD của BIDV có rất nhiều điểm mà một định chế tài chính nhà nước như NHPT có thể học hỏi để vận dụng vào quá trình quản trị rủi ro TDĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hoạt động cho vay, BIDV rất chú trọng đến công tác QTRR và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Cụ thể:

Một là: BIDV đã thiết lập được hệ thống quản trị RRTD chuyên biệt theo thông lệ.

BAN KIẺM SOÁT

1

BAN KIEM TOAN NỘI BỌ■ ■

ĐẠI HỢI ĐONG 'cò ĐÔNG ---I--- 1 HỢI ĐỐNG QUẢN TRỊ ■ t: = •-

BAN TONG GIAM ĐOC VÀ KÉ TOÁN TRƯỞNG HỢI ĐỒNG ALCO HỢI ĐỒNG RỦI RO HOI ĐỒNG QUẤN LỸ VÓN CAC KHƠI KINHDOANH KHƠI TAC NGHIỆP■ KHƠI

QUẢN LÝ RŨI RO KHƠI HƠ TRỢ

CÁC KHƠI KHÁC r ĩ 1 I 1 r I I I BAN QUAN LY RRTD BANQLRR HOẠT ĐỌNG&THỊ TRƯƠNG BAN QUAN LY TÍN DỤNG

Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý RRTD của BIDV

Uy ban Quản lý rủi ro là cơ quan trực thuộc HĐQT, được thành lập với chức năng tham mưu, tư vấn, giúp HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến công tác QTRR của BIDV: tham mưu thiết lập và vận hành Khung QTRR tổng thể; tham mưu HĐQT phê duyệt ban hành các chính sách và chiến lược quản trị các loại rủi ro trọng yếu (trong đó có RRTD); tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định cơ chế chính sách trong công tác QTRR trên phạm vi toàn hệ thống BIDV (tuyên bố Khẩu vị rủi ro của BIDV; giới hạn tín dụng ngành và các giới hạn QTRR cho từng danh mục; quy định xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là TCTD, chính sách cấp hạn mức đối với khách hàng định chế tài chính; tham mưu triến khai các dự án áp dụng quản trị rủi ro theo tiêu chuấn Basel II, III tại BIDV...).

Ở Hội sở chính, Ban Quản lý RRTD được giao nhiệm vụ (i) tham mưu, giúp cho HĐQT, Tổng Giám đốc, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng rủi ro trong việc quản trị RRTD (giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, XHTD vào việc quản trị danh mục; quản trị giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng; phân loại nợ và trích lập DPRR; thực hiện việc xử lý nợ xấu...) và (ii) trực tiếp quản trị, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản trị RRTD theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc. Còn ở các Chi nhánh BIDV, nhiệm vụ tương tự về quản trị RRTD được giao cho Phòng QTRR.

Hai là: BIDV đã xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các công cụ đánh giá, đo lường RRTD như:

- Ban hành quy định về xếp hạng RRTD của các Chi nhánh trong hệ thống BIDV làm cơ sở phân cấp cho Chi nhánh trong việc đưa ra các phán quyết về cấp tín dụng và xử lý RRTD;

- Xây dựng hệ thống XHTD nội bộ với 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là TCTD, tổ chức kinh tế và cá nhân. Đối với khách hàng là tố chức kinh tế, BIDV thực hiện việc phân loại theo 4 nhỏm ngành nghề

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 31)