Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36)

hàng Phát triển

Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD TDĐT của NHTP bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:

- về phía chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước: đối tượng cho vay đầu tư

của Nhà nước, lãi suất cho vay, cơ chế BĐTV, cơ chế xử lý rủi ro, phân loại nợ.

- về phía NHPT Việt Nam: công tác thẩm định và quyết định cho vay;

công tác giải ngân vốn vay; giám sát tín dụng; nhận biết, đo lường rủi ro, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro.

- về phía chủ đầu tư, dự án đầu tư: năng lực quản lý, điều hành dự án; cố tinh không trả nợ; cố tình không hợp tác trong việc xử lý tài sản BĐTV; công tác giải phóng mặt bằng; vùng nguyên liệu.

- Các yếu tố rủi ro khách quan khác: thiên tai, địch họa, biến đổi khí hậu,

dịch bệnh.

Các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, sẽ được tác giả phân tích, đánh giá thực trạng tại chương 3, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro TDĐT của NHPT tại chương 4.

1.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một sô Ngân hàng và bài học đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng

1.5.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với hơn 60 năm hoạt động, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã trở thành một trong những NHTM có quy mô lớn hàng đầu của Việt Nam với tổng tài sản đến hết năm 2018 lên tới 1.313.038 tỷ đồng [20]. Đặc biệt, BIDV là NHTM có thế mạnh trong cho vay đầu tư hiện nay, do đó hoạt động quản trị RRTD của BIDV có rất nhiều điểm mà một định chế tài chính nhà nước như NHPT có thể học hỏi để vận dụng vào quá trình quản trị rủi ro TDĐT.

Trong hoạt động cho vay, BIDV rất chú trọng đến công tác QTRR và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Cụ thể:

Một là: BIDV đã thiết lập được hệ thống quản trị RRTD chuyên biệt theo thông lệ.

BAN KIẺM SOÁT

1

BAN KIEM TOAN NỘI BỌ■ ■

ĐẠI HỢI ĐONG 'cò ĐÔNG ---I--- 1 HỢI ĐỐNG QUẢN TRỊ ■ t: = •-

BAN TONG GIAM ĐOC VÀ KÉ TOÁN TRƯỞNG HỢI ĐỒNG ALCO HỢI ĐỒNG RỦI RO HOI ĐỒNG QUẤN LỸ VÓN CAC KHƠI KINHDOANH KHƠI TAC NGHIỆP■ KHƠI

QUẢN LÝ RŨI RO KHƠI HƠ TRỢ

CÁC KHƠI KHÁC r ĩ 1 I 1 r I I I BAN QUAN LY RRTD BANQLRR HOẠT ĐỌNG&THỊ TRƯƠNG BAN QUAN LY TÍN DỤNG

Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý RRTD của BIDV

Uy ban Quản lý rủi ro là cơ quan trực thuộc HĐQT, được thành lập với chức năng tham mưu, tư vấn, giúp HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến công tác QTRR của BIDV: tham mưu thiết lập và vận hành Khung QTRR tổng thể; tham mưu HĐQT phê duyệt ban hành các chính sách và chiến lược quản trị các loại rủi ro trọng yếu (trong đó có RRTD); tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định cơ chế chính sách trong công tác QTRR trên phạm vi toàn hệ thống BIDV (tuyên bố Khẩu vị rủi ro của BIDV; giới hạn tín dụng ngành và các giới hạn QTRR cho từng danh mục; quy định xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là TCTD, chính sách cấp hạn mức đối với khách hàng định chế tài chính; tham mưu triến khai các dự án áp dụng quản trị rủi ro theo tiêu chuấn Basel II, III tại BIDV...).

Ở Hội sở chính, Ban Quản lý RRTD được giao nhiệm vụ (i) tham mưu, giúp cho HĐQT, Tổng Giám đốc, Uỷ ban Quản lý rủi ro và Hội đồng rủi ro trong việc quản trị RRTD (giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, XHTD vào việc quản trị danh mục; quản trị giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng; phân loại nợ và trích lập DPRR; thực hiện việc xử lý nợ xấu...) và (ii) trực tiếp quản trị, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản trị RRTD theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng Giám đốc. Còn ở các Chi nhánh BIDV, nhiệm vụ tương tự về quản trị RRTD được giao cho Phòng QTRR.

Hai là: BIDV đã xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các công cụ đánh giá, đo lường RRTD như:

- Ban hành quy định về xếp hạng RRTD của các Chi nhánh trong hệ thống BIDV làm cơ sở phân cấp cho Chi nhánh trong việc đưa ra các phán quyết về cấp tín dụng và xử lý RRTD;

- Xây dựng hệ thống XHTD nội bộ với 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là TCTD, tổ chức kinh tế và cá nhân. Đối với khách hàng là tố chức kinh tế, BIDV thực hiện việc phân loại theo 4 nhỏm ngành nghề

(nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp) và 3 nhóm quy mô (doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp nhỏ); trên cơ

sở đó, BIDV chấm điểm cho doanh nghiệp theo 2 bộ chỉ tiêu (chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính) và phân chia khách hàng thành 10 hạng khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần (AAA, AA, A, BBB, BB, B, ccc, cc, c, D). [27]

Ba là: BIDV thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và trích lập đầy đủ dự phòng RRTD. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể của B1DV tuân thủ quy định của NHNN cũng như chuẩn mực quốc tế, và đã trích lập đầy đủ DPRR theo yêu cầu của NHNN từ năm 2008. Đen hết năm 2018, số dư quỹ DPRR của BIDV là 12.405 tỷ đồng (trong đó dự phòng chung là 7.116 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 5.289 tỷ đồng). So với số nợ xấu 18.802 tỷ đồng hoặc nợ có khả năng mất vốn 7.170 tỷ đồng, có thể thấy số DPRR nói trên là một nguồn tài chính rất đáng kể để BIDV thực hiện các biện pháp xử lý RRTD. [20]

Bốn là: BIDV đã đề ra các tiêu chuẩn, chính sách và quy trình thủ tục để kiểm soát và giám sát RRTD và những rủi ro khác có liên quan, chẳng hạn:

- Rà soát thường xuyên danh mục tín dụng để phát hiện kịp thời các khách hàng có biếu hiện yếu kém về tài chính hoặc có nguy cơ không trà được nợ để chuyển xuống nhỏm nợ xấu và có kế hoạch, biện pháp xử lý ngay.

- Thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng theo chuẩn mực quốc tế;

triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát RRTD (thành lập các tổ kiểm tra, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt...) nên chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu thường xuyên được kiểm soát dưới 3%.

- Thực hiện kiểm toán hàng năm thông qua công ty kiểm toán quốc tế

Ernst & Young, xếp hạng tín nhiệm quốc tế thông qua 2 tố chức xếp hạng tín nhiệm lớn là s&p và Moody’s.[20], [34]

Những công cụ này đã cho phép BIDV nắm bắt được kịp thời thực trạng hoạt động tín dụng của mỗi Chi nhánh trong hệ thống; nắm rõ khách hàng và khả

năng trả nợ của họ; giúp các câp điêu hành khăc phục các tôn tại, quản trị được RRTD, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

1.5.1.2 Quản trị rủi ro tin dụng của Ngân hàng thương mại cô phần Công Thương Việt Nam

NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), vốn là một NHTM nhà nước, được thành lập năm 1988, sau 30 năm thành lập, VietinBank đã trở thành một NHTM đa năng có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đến hết năm 2018 là 1.164.435 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh của VietinBank rất đa dạng, trong đó tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực với dư nợ hết năm 2018 là

888.216 tỷ đồng, chiếm 76,3% tổng tài sản. [23]

Đối với lĩnh vực tín dụng, VietinBank có rất nhiều nỗ lực trong việc QTRR, do đó tỷ lệ nợ xấu hàng năm của VietinBank thường xuyên được duy trì ở mức rất thấp (năm 2013: 0,82%; năm 2014: 0,90%; năm 2015: 0,81%; năm 2016: 0,93%; năm 2017: 1,13%, năm 2018: 1,6%)[23], [24]. Điểm nổi bật trong quản trị RRTD của VietinBank là:

Ttó nhất: VietinBank áp dụng một chính sách quản trị RRTD với rất nhiều nội dung như: phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn cấp tín dụng, ưu tiên phát triền tín dụng vào những lĩnh vực bền vững có hệ số rủi ro thấp, thắt chặt điều kiện cấp tín dụng với những lĩnh vực có hệ số rủi ro cao, kiềm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn RRTD, giảm thiều nợ xấu;chú động nhận diện rủi ro trong hoạt động kinh doanh khách hàng để có kế hoạch xử lý tín dụng phù hợp, chủ động, phòng ngừa rủi ro. [23], [24]

77zử hai: VietinBank đà thiết lập được bộ máy quản trị RRTD chuyên biệt

với các bộ phận được giao nhiệm vụ rất rõ ràng.

UỲ BAX NHÂN sự, TIẺN LƯƠNG. KHEN THƯƠNG

UỸBAN QUAN LY RUI RO HỌIĐỒNG TIN DỤNG HỌỊ ĐỎNGQUÃN LÝ T AI SẤN N ơ - c ÓCÁC KHỒI KINH DOANH PHÔNG QUAN LYRUI RO TIN DỤNG PHỎNG QUAN LY RUI ROTHỊ TRƯỜNG HỢI ĐỒNG

QUÁN TRỊ KTÈA í TO AN NỘI BỌ ỤỶ B AN

CHINH SACH UỸ BAN ALCO

HỢI ĐONG QUAN LY RUI RO HỌI ĐỘNG QUẤN LÝ VÓN I ---- CAC KHƠI HỎ TRỢ KHỒI QUẢN LÝ RŨI RO I CÁC KHỒI KHẤC PHÔNG QUAN LY RUI ROHOẠT ĐỌNG I PHONG CHINH CHẺ ĐỌ TIN DỤNG VÀ ĐẤU PHỎNG QUAN L Y NỢ CO VẨN ĐẺ PHONG KEÉAÍ TRA. KIEẠI SOÁT NỘI BỌ PHONG PHÁP CHẺ r I I I T 1

Sơ đô 1.2. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VietinBank

ủy ban Quản lý rủi ro là cơ quan tham mưu cho HĐQT các vấn đề liên quan đến xác định khẩu vị rủi ro trong từng thời kỳ; xây dựng cơ chế, chính sách quản trị rủi ro và định hướng QTRR (bao gồm cả RRTD và các loại rủi ro khác); tham mưu cho HĐQT phê duyệt các khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan,

chính sách quản trị, phương án XLRR.

Ở Hội sở chính, việc quản trị RRTD được giao cho khối Quản lý rủi ro với nòng cốt là Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; còn ở các Chi nhánh, nhiệm vụ này được giao cho Phòng Tổng hợp. Trách nhiệm chính của các đơn vị này trong quản trị RRTD là (i) lập báo cáo thẩm định RRTD đối với khách hàng; (ii) thực hiện các công việc liên quan đến quản trị RRTD theo thông lệ; (iii) quản trị nợ có vấn đề. Ngoài các phòng chuyên trách về quản trị RRTD, VietinBank còn thành lập Hội đòng Quản lý rủi ro thuộc bộ máy điều hành với nhiệm vụ tư

vân cho Tông Giám đôc trong việc quyêt định hoặc giám sát các công việc liên quan đến Quản lý rủi ro. [6], [23]

Thứ ba: Trong hoạt động tín dụng, VietinBank rất quan tâm đến việc đo lường RRTD và đã xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ việc chấm điểm, xếp hạng và phân loại đối với khách hàng theo mức độ RRTD.

Hệ thống XHTD nội bộ của VietinBank gồm 2 cấu phần được xây dựng tương ứng với 2 đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Đối với khách hàng doanh nghiệp, VietinBank thực hiện việc phân loại theo 4 nhóm ngành nghề (gồm: nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp) và 3 nhóm quy mô (gồm: doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp nhỏ); trên cơ sở đỏ, VietinBank chấm điểm cho doanh nghiệp theo 2 bộ chỉ tiêu (chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính) và phân chia doanh nghiệp thành 10 hạng khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần (AA+, AA, AA-,

BB+, BB, BB-, CC+, cc, CC-, C).

Điểm quan trọng nhất trong XHTD nội bộ của VietinBank là đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu rất chi tiết để đánh giá các mặt năng lực cụ thể của doanh nghiệp và một hệ thống trọng số đo lường ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến kết quả đánh giá năng lực doanh nghiệp. Do đó việc đo lường và lượng hoá RRTD của khách hàng được thực hiện tương đối chính xác và dễ dàng.

1.5.1.3 Quản trị rủi ro tỉn dụng cùa Ngân hàng Phát triển Nhật Bản

NHPT Nhật Bản (Development Bank of Japan - DBJ) được thành lập theo Luật NHPT Nhật Bản ngày 01/10/1999. Nhiệm vụ chính của DBJ là tài trợ cho các dự án đủ điều kiện theo chính sách của Nhà nước (chủ yếu là trong các lĩnh vực: phát triến cộng đồng, bảo vệ môi trường, công nghệ mới) thông qua việc cho vay và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác với thời hạn dài, lãi suất thấp và cố định đối với các dự án đáp ứng được yêu cầu của chính sách nhà nước; hỗ trợ tư vấn lập các dự án đáp ứng được yêu cầu của chính sách nhà nước; thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát về tình hinh biến động KT-XH và cung cấp nhừng

thông tin liên quan cho các đôi tượng quan tâm... Ngoài ra DBJ còn cung câp các dịch vụ khác giống như các tổ chức tài chính thông thường.

Đến ngày 01/10/2008, DBJ được cổ phần hoá và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với nhiệm vụ chính là tài trợ dài hạn thông qua hoạt động đầu tư và cho vay đối với các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, các dự án thuộc lĩnh vực môi trường, y tế và phúc lợi xà hội.

Mặc dù hoạt động theo quy định của Luật NHPT Nhật Bản và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng hay Luật về các biện pháp khẩn Cấp phục hồi hoạt động tài chính, nhưng DBJ rất chú trọng đến công tác QTRR, đặc biệt là quản trị RRTD.

Một là: Đe có sự quản trị phù hợp đối với tòng loại rủi ro, DBJ đã phát triển một hệ thống QTRR mà trong đó nhiệm vụ quản trị mỗi loại rủi ro được phân định rõ cho từng Ban cụ thể.

Ban Quản lý rủi ro, do một giám đốc có năng lực lành đạo, chịu trách nhiệm theo dõi toàn diện các hoạt động quản trị tài sản Nợ - Có và QTRR. Uỷ ban Quản lý tài sản Nợ - Có và QTRR bao gồm các quan chức điều hành của DBJ, thảo luận các vấn đề quan trọng liên quan đến rủi ro và chỉ đạo việc theo dõi thường xuyên hoạt động quản trị toàn diện đối với rủi ro phù hợp với các chính sách cơ bản có liên quan do HĐQT ban hành.

BAN PHAN TI CH TÍN DỤNG

í

BAN QUÀN LÝ RUI RO

Sơ đồ 1.3. Bộ máy quản lý rủi ro của DBJ

Haỉ là: DBJ thực hiện việc QTRR phù hợp với từng ngành nghê và đặc điểm của rủi ro nhằm mục đích đảm bảo sự lành mạnh về tài chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Xác định vấn đề kiềm soát rủi ro là quan trọng nhất nên DBJ đã thiết lập các phương pháp và quy trình QTRR để kiểm soát và duy trì rủi ro tổng thể trong một chừng mực đã được xác định trước; ngoài ra DBJ còn xây dựng sổ tay hướng dẫn quản trị đối với từng loại rủi ro cá biệt để góp phần vào việc ỌTRR tổng thể.

Ba là: Trong quản trị RRTD, DBJ thực hiện quản trị đối với từng khoản vay riêng lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay.

Khi thực hiện một khoản đầu tư hoặc cho vay riêng lẻ, DBJ xem xét tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án dựa trên những quan điểm công bằng và trung lập. DBJ cũng áp dụng hệ thống XHTD nội bộ để phân loại khách hàng vay vốn. Hệ thống này đo lường khả năng vỡ nợ của khách hàng thông qua việc kết họp cả chấm điểm và phân loại khách hàng. Việc chấm điểm được thực hiện trên các nhóm tiêu chí chung thường gặp ở tất cả các ngành kinh doanh với kết quả là chấm điểm khả năng vỡ nợ của khách hàng cả về định lượng và định tính. Trên cơ sở đó, khách hàng được chia thành 15 hạng và 6 nhóm (khách hàng bình thường; khách hàng cần chú ý; khách hàng dưới chuẩn; khách hàng cỏ nguy cơ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36)