4.2.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro tỉn dụng
Đê có thê triên khai có hiệu quả các biện pháp quản trị RRTD thì NHPT cần phải có đầy đủ các thông tin liên quan. Những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bởi nó là cơ sở để NHPT Việt Nam thẩm định và quyết định cho vay, phân loại và xếp hạng khách hàng, phân loại và xếp hạng khoản vay... Do đó, NHPT phải sớm hình thành cho riêng mình một “kho dữ liệu” (data-warehouse) phục vụ quản trị RRTD.
Những thông tin mà NHPT Việt Nam cần phải thu thập bao gồm: chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ; quy hoạch phát triển các vùng, các ngành, các lĩnh vực; các định mức kinh tế - kỹ thuật của các ngành sản xuất; thông tin về khách hàng (nhân sự lãnh đạo chủ chốt, năng lực tài chính, năng lực SXKD, tài sản bảo đảm, tình hình vay vốn tại các TCTD...); thông tin về các dự án vay vốn ĐTPT của NHPT Việt Nam (tình hình thực hiện dự án, nguyên nhân của thành công, thất bại...).
Thông tin phục vụ QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam có thể tập họp từ phân tích các hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp; từ các cơ quan quản trị nhà nước có thẩm quyền (cơ quan cấp phép đầu tư, cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan thuế...); từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia thuộc NHNN; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ các ngân hàng khác... Đối với thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, NHPT Việt Nam cần chú trọng khai thác thông tin từ cơ quan thuế và các công ty kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của thông tin.
4.2.3.2 Hiện đại hoả hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro tín dụng
Để triển khai tốt các giải pháp QTRR TDĐT đã được trình bày ở trên thỉ NHPT Việt Nam phải trang bị cho mình một tiềm lực công nghệ thông tin đủ mạnh, cụ thể:
- Hiện đại hoá hệ thông thanh toán đê đáp ứng được yêu câu thanh toán qua NHPT Việt Namcủa các đơn vị vay vốn TDĐT; tiến tới thực hiện việc thanh toán tập trung tại Hội sở chính đề hạn chế rủi ro do các Chi nhánh cố tình giải ngân sai quy định, đồng thời giúp kiểm soát được luồng tiền (cash-flow) của các
dự án ĐTPT do NHPT Việt Nam cho vay.
- Hoàn thiện hệ thống phần mềm thông tin phục vụ QTRR (nâng cấp các
phần mềm dùng chung; kết nối liên thông giữa các cấu phần (module); cập nhật thường xuyên các thông tin cần thiết).
- Xây dựng và đưa vào vận hành các phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc tính toán, thẩm định hiệu quả của dự án, quản trị hồ sơ cho vay của từng dự án cũng như thực hiện các báo cáo thống kê và báo cáo tổng hợp về tình hình cho vay đầu tư của toàn hệ thống NHPT Việt Nam.
- Hoàn thiện và hiện đại hoá trang thông tin điện từ (website) của NHPT Việt Nam đế các đơn vị trong toàn hệ thống có thể chia sẻ và đóng góp làm giầu thêm nguồn tài nguyên thông tin phục vụ quản trị RRTD.
4.3 Kiến nghị đối vói Chính phủ, các Bộ Ngành liên quan
4.3.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2017/NĐ- CP ngày 31/3/2017 về TDĐT của Nhà nước thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ- CP ngày 30/8/2011, trong đó xác định một trong những nguyên tắc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước là lãi suất cho vay TDĐT của Nhà nước tiến tới đủ bù đắp chi phí về vốn, chi phí hoạt động và dự phòng RRTD trong hoạt động của NHPT Việt Nam. Tuy nhiên, do vướng mắc liên quan đến một số điều khoản tại Nghị định nói trên nên việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này vẫn chưa thể triển khai được.
Mặt khác, để đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu RRTD cho NHPT Việt Nam trong quá trình thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước thi việc hoàn thiện chính sách TDĐT của Nhà nước và các quy định liên quan của
pháp luật đê làm cơ sở xây dựng và áp dụng các cơ chê, chính sách vê QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam là việc làm tất yếu.
Trên cơ sở các yêu cầu được đặt ra như trên, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần hoàn thiện một số nội dung của chính sách TDĐTNhà nước như sau:
Một là, xác định lại đối tượng cho vay đầu tư của Nhà nước
Để đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm của chính sách TDĐT và phù hợp với khả năng về nguồn vốn, cần giới hạn đối tượng của TDĐT theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tác động quan trọng đến tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu của nền kinh tế và các dự án có ý nghĩa lớn về mặt xã hội.
Để không làm gia tăng RRTD cho NHPT Việt Nam thì việc ưu đãi đối với các dự án ở địa bàn khỏ khăn cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bào an toàn tín dụng. Theo đó, các điều kiện tín dụng cụ thể (khối lượng vốn cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, tỷ lệ tài sản BĐTV...) đối với từng dự án sẽ do NHPT Việt Nam quyết định dựa trên kết quả thẩm định về hiệu quả của dự án và năng
lực của chủ đầu tư.
Hai là, hoàn thiện quy định về các điều kiện tín dụng
4 về lãi suất cho vay
Đẻ phù hợp với các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế đồng thời giảm bớt gánh nặng của NSNN về cấp bù chênh lệch lãi suất cho NHPT Việt Nam, việc áp dụng nguyên tắc xác định lãi suất cho vay TDĐT của Nhà nước theo hướngbù đắp đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và dự phòng RRTD của NHPT Việt Nam như quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP là cần thiết.
Tuy nhiên, để phù hợp với mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các dự án, Chính phủ cần cho phép NHPT Việt Nam được thực hiện chính sách phân biệt lãi suất cho vay theo khách hàng vay vốn. Theo đó, đối với những dự án vay vốn TDĐT được NHPT Việt Nam thẩm định và đánh giá có mức độ rủi ro cao,
NHPT Việt Nam được quyêt định lãi suât cho vay cao hơn so với lãi suât cho vay của các dự án khác cùng loại.
4- về đồng tiền cho vay và thu nợ
Cần sửa đổi quy định về đồng tiền cho vay và thu nợ theo hướng cho phép tất cả các dự án có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị được vay vốn TDĐT bàng ngoại tệ tự do chuyển đổi (không phụ thuộc vào khả năng cân đối ngoại tệ để trả nợ của chú đầu tư); còn đồng tiền thu nợ thi do NHPT Việt Nam và chủ đầu tư thoả thuận trên nguyên tắc có thề trả nợ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Ba là, đảm bảo đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Với việc quy định trích dự phòng chung và dự phòng cụ thế trong hoạt
động TDĐT như quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, hoạt động DPRR của NHPT Việt Nam đã tiến gần tới thông lệ hoạt động của các ngân hàng, góp phần nâng cao khả năng chống đỡ của NHPT Việt Nam trước những tổn thất về tài sản do rủi ro trong cho vay đầu tư. Tuy nhiên, để việc trích lập dir phòng thực sự trở nên có ý nghĩa thì thẩm quyền sử dụng dự phòng để XLRR trong cho vay đầu tư cũng cần được quy định lại theo hướng từng bước tăng quyền chủ động cho NHPT Việt Nam như chúng tôi đã trinh bày ở mục 4.2.1.5 và mục 0 của luận văn. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro về tỷ giá, Nhà nước cần cho phép NHPT Việt Nam được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối như
các NHTM.
- Nhà nước cần ban hành cơ chế tạo hành lang pháp lý thuận lợi đảm bảo
cho việc thu hồi nợ cũng như khai thác thông tin phục vụ công tác QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam, chẳng hạn:
+ Sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều chỉnh hành vi của các chủ đầu tư dự án trong việc cung cấp thông tin cũng như trong việc trả nợ cho NHPT Việt Nam (các doanh nghiệp không họp tác đầy đủ với NHPT Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
SXKD..., không trả nợ gôc và lãi kịp thời cho NHPT Việt Nam sẽ phải chịu thuê suất cao hon so với các doanh nghiệp khác);
+ Cho phép NHPT Việt Nam được khai thác thông tin về doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản trị nhà nước như Tài chính, Hài quan, Thuế, Đăng ký doanh nghiệp... để phục vụ XHTD đối với các doanh nghiệp vay vốn
TDĐT của Nhà nước.
4.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với Ngân hàng Phát trìến Việt Nam
- Sửa đồi, bồ sung một số quy định chức năng, nhiệm vụ của NHPT Việt
Nam theo hướng “mở” hoặc cho phép NHPT Việt Nam từng bước triển khai thực hiện một số quyền hạn đã được pháp luật quy định, tạo điều kiện để NHPT Việt Nam chủ động hơn trong QTRR TDĐT như:
+ Bổ sung quy định về cho vay đồng tài trợ giữa NHPT Việt Nam và các NHTM đối với các dự án thuộc đối tượng vay vốn TDĐT để giảm thiểu rủi ro cho NHPT Việt Nam, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các NHTM tham gia đồng tài trợ trong việc giám sát sử dụng vốn vay và thu hồi nợ.
+ Cho phép NHPT Việt Nam nghiên cứu triển khai thành lập Công ty khai thác tài sản (AMC) theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ việc quản trị nợ, mua bán nợ và quản trị tài sản BĐTV.
- Hỗ trợ tích cực và phối hợp chặt chẽ với NHPT Việt Nam trong việc xừ
lý tài sản BĐTV của các dự án đề thu hồi nợ (các dự án thuộc các chương trình kinh tế của Nhà nước; các dự án thuộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi sở hừu, các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản...).
4.3.3 Nâng cao năng lực hoạch định chỉnh sách, chiên lược và điêu hành kinh
tế vĩ mô
- Sớm hoàn thành việc quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, các vùng; công bố công khai các đồ án quy hoạch làm cơ sở để các doanh nghiệp lập dự án ĐTPT phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và để NHPT Việt Nam thẩm định
chính xác phương án tài chính, phương án SXKD của các dự án.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng, nhất là những quy
định liên quan đến quản trị đất đai, giải phóng mặt bằng, đấu thầu...
Tiểu kết Chương 4
Kết quả nghiên cứu trong Chương 4 của luận văn cho phép rút ra một số nhận định quan trọng sau đây:
Thứ nhất: Để việc QTRR TDĐT được thực hiện có hiệu quả, NHPT Việt Nam cần triển khai áp dụng một loạt các giải pháp khác nhau, trong đó bao gồm cả giải pháp về cơ chế, chính sách và giải pháp về kỹ thuật tác nghiệp cũng như các giải pháp có tính chất hỗ trợ.
Thứ hai: Đẻ có thể thực hiện thành công các giải pháp QTRR TDĐT, NHPT Việt Nam một mặt phải tự nâng cao năng lực QTRR (tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, công nghệ, con người...) cùa chính bản thân mình, nhưng mặt khác cũng cần nhận được sự ủng hộ, phối hợp và tạo điều kiện từ các cơ quan quản trị Nhà nước cũng như từ các TCTD khác nhằm tạo ra một môi trường cho vay ổn định, an toàn.
KÊT LUẬN
Quản trị rủi ro tín dụng của NHPT là một lĩnh vực tuy không mới nhung lại hết sức phức tạp. Hoạt động này chứa đựng nhiều nội dung, liên quan đến toàn bộ quy trình cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam, từ thẩm định dự án,
quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ và xử lý nợ. Trong khuôn khổ luận
văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng của NHPT Việt Nam” đã làm rõ những nội
dung sau:
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về TDĐT của Nhà nước cũng như QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam, trong đó quan trọng nhất là nêu bật đặc tính rúi ro cao trong hoạt động cho vay đầu tư, chỉ rõ được tính tất yếu khách quan phải QTRR TDĐT, đồng thời xác định được những nội dung
cơ bản của quy trình QTRR TDĐT của NHPT.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD của một số NHTM trong nước và NHPT nước ngoài có thế mạnh về cho vay đầu tư; rút ra những bài học
có thể áp dụng được vào QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam.
Ba là, phân tích một cách chi tiết thực trạng cho vay đầu tư và QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam thời gian qua, chỉ rõ những kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân cơ bản của rủi ro TDĐT cũng như nguyên nhân của những bất cập trong QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ cả sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính
sách của Nhà nước về TDĐT cũng như từ sự chậm trễ của NHPT Việt Nam về trong việc hoàn thiện tổ chức bộ máy ỌTRR, xây dựng chiến lược và chính
sách QTRR cũng như nâng cao chất lượng nhân lực và năng lực công nghệ...
Bốn là, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của rủi ro TDĐT cũng như của những vấn đề bất cập trong ỌTRR TDĐT của NHPT Việt Nam, kết hợp với lý thuyết về quản trị RRTD trong hoạt động ngân hàng và kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng trong và ngoài nước, luận văn đã đưa ra được những quan điểm định hướng về QTRR TDĐT và đề xuất một hệ
thông giải pháp đê QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam thời gian tới. Cùng với đó, luận văn cũng đã đề xuất một số nội dung công việc mà các cơ quan liên quan cần thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc QTRR TDĐT của NHPT Việt Nam, mà trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện chính sách TDĐT của Nhà nước.
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu được xác định tại phần Mở đầu, có thể khẳng định luận văn đã đạt được mục đích đặt ra. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp nhất định vào việc QTRR TDĐT, nâng cao chất lượng cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam thời gian tới, làm cho hoạt động này trở thành một kênh cung ứng vốn đầu tư phát triển quan trọng và có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời làm cho NHPT Việt Nam thực sự trở thành công cụ đắc lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, phù hợp với yêu cầu của phát triển KT-XH.
Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng để nội dung của luận văn đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, song do đối tượng nghiên cứu của luận văn là một vấn đề phức tạp, hơn nữa luận văn lại được thực hiện trong điều kiện hạn chế về thời gian và số liệu nghiên cứu trong khi cơ chế, chính sách về TDĐT của Nhà nước cũng như về tố chức và hoạt động của NHPT Việt Nam đang trong quá trình thay đổi, hoàn thiện, nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Do đó, tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn đươc hoàn thiên hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. Tiêng Việt
Nguyễn Thị Vân Anh (2016), Nâng cao năng lực quản trị RRTD theo thông