3.3. ĩ Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đầu tư
3.3.1.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đầu tư
Trong những năm qua, việc QTRR TDĐT trong toàn hệ thống NHPT Việt Nam được thực hiện tại nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau trong toàn bộ quy trình cho vay đầu tư, do nhiều đơn vị khác nhau cùng đảm trách theo chức năng, nhiệm vụ được quy định.
TỎNG GIÁM ĐÓC NHPT VIỆT NAM Ể- I ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG TẠI HÒI SỞ c HÍNH PHÒNG TỎNG HỢP
So’ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy QTRR tín đụng đầu tư của NHPT Việt Nam
Căn cứ vào tính chât của nhiệm vụ được giao, có thê phân chia các đơn vị liên quan đến QTRR TDĐT qua các thời kỳ thành 3 nhóm gồm:
- Các đơn vị chức năng thuộc Ban điều hành:
Một là, Ban Quàn lý rủi ro tín dụng: Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín
dụng và thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHPT Việt Nam.
Hai là, Ban Tín dụng 1: Triển khai thực hiện hoạt động nghiệp vụ cho vay các dự án bằng nguồn vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam.
Ba là, Trung tâm Xử lý nợ: Thực hiện công tác xử lý rủi ro, phân loại
nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và quản lý tài sản bảo đảm tiền vay nhận lại chờ xử lý.
Bốn là, Ban KTGS: Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam; phòng, chống rửa tiền....
- Các Chi nhánh, Sở Giao dịch NHPT: Thẩm định, quyết định cho vay đối với các dự án được phân cấp; Thẩm định các dự án không được phân cấp, báo cáo Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam xem xét, quyết định; Giải ngân, thu hồi nợ đối với toàn bộ các dự án; Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình SXKD, tài sản BĐTV của các dự án; Thực hiện việc phân loại nợ; quyết định việc gia hạn nợ đối với các dự án được phân cấp....
- Các hội đồng thuộc Hội sở chính: gồm Hội đồng tín dụng có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc quyết định cấp tín dụng đối với các dự án đề nghị vay vốn TDĐT và Hội đồng xử lý RRTD có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu; quyết định, phê duyệt các biện pháp xử lý nợ vượt thẩm quyền của Tổng Giám đốc; đề nghị biện pháp xử lý trong trường họp vượt thẩm quyền của NHPT Việt Nam; quyết định việc sử dụng dự phòng để XLRR....
3.3.1.2 Thâm định tín dụng, quyết định cho vay và bảo đảm tiền vay - Thấm định tín dụng và quyết định cho vay
Theo quy định của NHPT Việt Nam, Chi nhánh NHPT tiếp nhận hồ sơ và thẩm định các dự án ĐTPT phát sinh trên địa bàn. Chi nhánh được quyết định
châp thuận hoặc từ chôi cho vay đôi với những dự án phân câp cho Chi nhánh. Đối với những dự án không thuộc đối tượng phân cấp cho Chi nhánh, sau khi thẩm định, Chi nhánh gửi hồ sơ dự án cùng với báo cáo kết quả thấm định và ý kiến đề xuất về Hội sở chính.
Các đơn vị chức năng thuộc Hội sở chính có trách nhiệm tổ chức thẩm tra kết quả thẩm định các dự án không thuộc diện phân cấp do Chi nhánh trình lên, bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn (trường hợp đề xuất chấp thuận cho vay), sau đó trình Tổng Giám đốc quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay. Hội đồng tín dụng phải xem xét, đánh giá các nội dung, kết luận thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đối với dự án khi Tổng Giám đốc yêu cầu và trước khi quyết định cho vay.
- về BĐTV đoi với các khoản vay ĐTPT
Các chủ đầu tư vay vốn TDĐT tại NHPT Việt Nam được sử dụng tài sản hình thành từ vôn vay đê BĐTV. Đôi với các dự án mà tài sản hình thành sau đầu tư không đáp ứng đủ điều kiện để BĐTV thi chủ đầu tư phải sử dụng bổ sung hoặc thay thế bằng biện pháp BĐTV khác, bao gồm: BĐTV bằng cầm cố tài sản của chủ đầu tư hoặc của bên thứ ba; BĐTV bằng thế chấp tài sản của chủ đầu tư hoặc của bên thứ ba; BĐTV bằng bảo lãnh của bên thứ ba.
Các quy định khác liên quan đến tài sàn BĐTV (lưu giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng tài sản, bảo hiểm tài sản, ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đông BĐTV, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản BĐTV đê thu hồi nợ vay...) cũng được thực hiện tương tự như các NHTM. NHPT Việt Nam cũng quy định cách thức, phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định tài sản BĐTV.
3.3.1.3 Giải ngân vổn vay và giám sát tín dụng
NHPT Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thề về quản trị khoản vay, từ thủ tục, hồ sơ, nguyên tắc, trình tự ký HĐTD, hợp đồng BĐTV đến việc giải ngân vốn vay, giám sát việc sử dụng vốn vay và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay được
thực hiện theo chê độ định kỳ hoặc đột xuât khi cân thiêt. Trong trường hợp khách hàng bị phát hiện sử dụng vốn vay không đúng mục đích quy định trong HĐTD thì sổ vốn vay bị sử dụng sai mục đích sẽ được coi là nợ đến hạn, và chủ đầu tư phải chịu lãi suất thị trường đối với số vốn vay tương ứng.
Trong quá trinh theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm, nếu phát hiện bên bảo đảm không thực hiện đúng các thoả thuận theo hợp đồng BĐTV đã ký; tài sản BĐTV không được bảo quản tốt, hoặc bị giảm sút giá trị (không kể hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá) thì NHPT Việt Nam yêu cầu bên bảo đảm khắc phục các vi phạm đó. Việc đánh giá lại giá trị tài sản BĐTV của các dự án vay vốn TDĐT được thực hiện theo định kỳ hàng năm để có sự đối chiếu, so sánh giữa giá trị tài sản BĐTV và nghĩa vụ trà nợ của chú đầu tư nhằm đưa ra biện pháp ứng xử phù hợp.
3.3.1.4 Nhận biết rủi ro, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro và xử lỷ rủi ro đổi với dự án vay vốn tín dụng đầu tư
- Nhận biết rủi ro và phản loại nợ
Trước đây, theo quy định của NHPT Việt Nam, các Chi nhánh NHPT phải
thực hiện việc phân loại nợ đối với toàn bộ các dự án vay vốn TDĐT ít nhất mỗi• • • 1 •• • • J
quý một lần, sau đó nâng lên định kỳ hàng tháng. Việc phân loại nợ được thực hiện căn cứ vào tình hình SXKD, tình hình tài chính của các dự án và chủ đầu tư; trên cơ sở đó để đánh giá khả năng trả nợ và xác định nguồn trả nợ của từng chủ đầu tư và dự án. Đối với các khoản nợ quá hạn, Chi nhánh NHPT phải phân tích nguyên nhân phát sinh, đề xuất giải pháp xử lý đối với từng khoản nợ.
Căn cứ thời gian quá hạn và đánh giá của NHPT Việt Nam mức độc rủi ro của khoản nợ, dư nợ TDĐT được chia thành 5 nhóm theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-NHNN của NHNN dư nợ TDĐT được chia thành 5 nhóm. Cụ thể:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày
và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;• • • • 7
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được • • • cơ cấu lại lần • đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ haiX • • ♦ •
quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ• • • X • • • • X •
30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trà nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đà quá hạn;
- Ke trích dự phòng rủi ro
Theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc ban hành Qưy chế quản trị tài chính, tỷ lệ trích DPRR NHPT Việt Nam được áp dụng là 0,5% tính trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư, không phân biệt mức độ rủi ro của khoản vay.
Từ khi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực, tỷ lệ trích DPRR NHPT Việt Nam được áp dụng bằng 0,75% dư nợ TDĐT và trích dự phòng cụ thể với mức trích tối đa không quá mức trích lập đối với từng nhóm nợ TDĐT theo quy định của NHNN áp dụng đối với các NHTM trên cơ sở kết quả phân loại nợ và tình hình thu - chi tài chính của NHPT Việt Nam.
Quỹ DPRR được sử dụng đê bù đăp những tôn that, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình cho vay đầu tư. Trường hợp quỹ DPRR không đủ bù đắp các khoản tổn thất, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xử lý. [13], [25]
- về xử lý rủi ro
NHPT Việt Nam xem xét áp dụng các biện pháp XLRR cho các dự án gặp khó khăn trong các trường họp: do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư; chủ đầu tư bị phá sản, giải thể; khó khăn về tài chính của các Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu; các trường họp rủi ro khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong các trường hợp nêu trên, tuỳ theo mức độ thiệt hại của dự án và khả năng tài chính của chủ đầu tư mà dự án được áp dụng một hoặc một số biện pháp XLRR: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ (gốc, lãi), bán nợ.
Thẩm quyền quyết định hình thức XLRR được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 75/2011/NĐ-CP: Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các dự án; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ trên cơ sở đề nghị của NHPT Việt Nam; Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường họp xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ do Bộ Tài chính trình, trên cơ sở đề nghị của NHPT Việt Nam và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và NHNN.[11], [14]
Ngoài ra, đối với một số trường họp dự án đặc thù, NHPT Việt Nam được áp dụng cơ chế XLRR do Thủ tướng Chính phủ quy định riêng tại Quyết định số 2619/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 và Quyết định số 2511/QĐ-TTg ngày 31/12/2015, như: gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ lãi, chuyển sang theo dõi ngoại bảng.
3.3.1.5 Kiêm tra nội bộ đối với hoạt động cho vay đầu tư
Nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra đối với sự an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống, ngay từ đầu, NHPT Việt Nam đã thiết lập bộ máy KTNB
từ Hội sở chính đên các Chi nhánh, ơ Hội sở chính, Ban KTGS là đơn vị tham mưu cho Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam trong công tác kiểm tra việc chấp hành quy định về cho vay đầu tư của các đơn vị trong toàn hệ thống. Ở các Chi nhánh NHPT, Phòng KTNB làm chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh trong việc kiếm tra, giám sát hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh.
Việc tự kiểm tra của Chi nhánh được tiến hành thường xuyên, liên tục theo văn bản hướng dẫn của Hội sở chính. Ban KTGS thực hiện việc kiểm tra, phúc tra theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất đối với kết quả tự kiểm tra của Chi nhánh theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam.
3.3.2 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
đầu tư
3.3.2. ỉ Kẻt quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng đầu tư
Một là: Các văn bản hướng dẫn về chính sách và quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư được ban hành tương đổi đầy đủ
Trong những năm qua, NHPT Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định vềcho vay đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị RRTD như: thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay, giải ngân và quản trị vốn vay TDĐT, BĐTV, XLRR,... trong đó quan trọng nhất là đã ban hành Quy định về phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động cho vay đầu tư,văn bản hướng dẫn thẩm định dự án vay vốn TDĐT, sổ tay nghiệp vụ TDĐT. Ngoài ra, trong quá trình triển khai hoạt động cho vay đầu tư, NHPT Việt Nam đã tiếp tục ban hành bổ sung các văn bản khác đề hướng dẫn các nội dung liên quan của quy trình QTRR TDĐT, như: quy định về phân loại nợ, quy định về công tác KTNB, quy định về giám sát đặc biệt đối với khách hàng gặp rủi ro bất thường...
Hai là: NHPT Việt Nam thực hiện quy trình thẩm định dự án vay vốn• • • J
tương đối chật chẽ
Việc thẩm định dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị (Phòng, Ban) khác
nhau, một mặt giúp NHPT Việt Nam đánh giá sâu và toàn diện hơn các nội dung về kinh tế, kỹ thuật và tài chính của dự án, mặt khác đảm bảo tính khách quan của các đề xuất về quyết định cho vay do không tập trung thẩm quyền đề xuất vào một đơn vị.
Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay đối với các Chi nhánh có tác dụng tích cực trong việc nâng cao tính chủ động và chịu trách nhiệm của Chi nhánh. Mặt khác, NHPT Việt Nam áp dụng cơ chế giám sát và cảnh báo đối với kết quả thẩm định của các Chi nhánh cũng có tác dụng phòng ngừa khá tốt các rủi ro có thể phát sinh do những yếu kém, sai sót của Chi nhánh trong công tác thẩm định.
Ba là: Việc áp dụng một sổ quy định về các điều kiện tín dụng có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa RRTD
Tuỳ theo kết quả thẩm định đối với từng dự án mà NHPT Việt Nam xác định cụ thể mức vốn TDĐT cho vay tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư và mức vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia đầu tư (ít nhất 20% tổng mức đầu tư của dự án) đã góp phần nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc sử dụng vốn vay, phòng ngừa được RRTD do tập trung vốn TDĐT quá lớn vào một khách hàng.
Quy định về số vốn cho vay tối đa đối với mỗi khách hàng không vượt quá 15% vốn điều lệ của NHPT Việt Nam bước đầu đã đưa việc xác định mức vốn cho vay của NHPT Việt Nam tiến gần hơn với thông lệ chung về áp dụng