4.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án
Thẩm định dự án là quá trình NHPT Việt Nam kiểm tra, đánh giá lại một cách khách quan, khoa học và toàn diện nội dung cũng như các khía cạnh liên quan đến dự án. Thông qua thẩm định, NHPT Việt Nam có thể đánh giá chính xác tính khả thi, tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, làm cơ sở để ngân hàng quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay.
Trong QTRR TDĐT của NHPT thì khâu thâm định dự án có vai trò rât quan trọng, bởi các dự án ĐTPT có thời gian thực hiện rất dài, chịu nhiều rủi ro do sự biến động của tình hình KT-XH cũng như tinh hình hoạt động SXKD của chủ đầu tư (rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về tiến độ thực hiện, rủi ro về môi trường, rủi ro về xẩ hội...). Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án đầu tư của NHPT Việt Nam thời gian qua vẫn còn một số vấn đề bất cập làm nảy sinh rủi ro không thu được nợ vay của các dự án kém hiệu quả. Do đó trong thời gian tới, đề QTRR TDĐT thì NHPT Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án bằng một số giài pháp chủ yếu:
- Thực hiện quy trình thấm định hai giai đoạn, theo đó NHPT sẽ thấm
định sơ bộ về khách hàng trước khi tiến hành thẩm định kỹ lưỡng về phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án. Tuy nhiên, ở giai đoạn thẩm định sơ bộ, NHPT Việt Nam cần xem xét, đánh giá khả năng huy động và cân đối nguồn vốn của NHPT Việt Nam để giải ngân cho dự án, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn của dự án theo đúng tiến độ đầu tư, đồng thời tính toán sơ bộ nhu cầu vốn của dự án nếu được cho vay để đảm bảo phù hợp quy định về giới hạn tín dụng. Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng về nguồn vốn sẽ là cơ sở quan trọng để NHPT Việt Nam đưa ra các phán quyết về mức vốn cho vay và thời
gian cho vay ở giai đoạn 2 của quy trình thẩm định.
- Thẩm định chi tiết khả năng phát huy công suất thiết kế cùa dự án để
quyết định việc phân bổ số vốn trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ một cách phù hợp, tránh tình trạng chia đều số vốn trả nợ cho các kỳ hạn như đang làm hiện nay.
- Chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định tài sản BĐTV và quyết định
biện pháp BĐTV theo hướng:
+ Kiểm tra kỹ hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản BĐTV, trong đó đặc biệt là kiểm tra tình trạng giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản để tránh tình trạng nhận thế chấp các tài sản đã được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại các TCTD khác; đánh giá khả năng xảy ra tranh chấp cũng như khả năng
giành thăng lợi của NHPT Việt Nam trong trường hợp xảy ra tranh châp với các TCTD khác;
+ Phân tích tính thanh khoản (tính “lỏng”) của tài sản BĐTV nhằm đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần xử lý tài sản để thu hồi nợ vay;
+ Định giá chính xác giá trị tài sản BĐTV tại thời điểm định giá.
+ Nâng tỷ lệ BĐTV bằng tài sản khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay đối với các dự án có mức độ rủi ro cao.
4.2.2.2 Kiêm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay
Kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng là một nội dung rất quan trọng trong quản trị RRTD. Mục đích của việc làm này là nhàm hạn chế, ngăn ngừa việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích so với dự án ban đầu được duyệt, dẫn tới những trường hợp rủi ro, không trả được nợ.
Đối với NHPT Việt Nam, do kiểm soát thiếu chặt chẽ quá trình sừ dụng vốn vay của khách hàng nên thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay của NHPT Việt Nam để thế chấp, cầm cố tại TCTD khác; thậm chí còn có trường họp chủ đầu tư bán tài sản BĐTV nhung NHPT Việt Nam không phát hiện ra để thu hồi nợ kịp thời. Nguyên nhân cúa tinh trạng này, một mặt là do cán bộ tín dụng chưa thường xuyên bám sát tinh hình SXKD của chủ đầu tư, hoặc do năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế nên không phát hiện ra được những biều hiện bất thường trong quá trinh sử dụng vốn vay của khách hàng; nhưng mặt khác cũng là do những quy định của NHPT Việt Nam về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của chủ đầu tư còn chưa đầy đủ và rõ ràng.
Do đó, đế hạn chế tối đa những rủi ro do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây ra, NHPT Việt Nam cần ban hành và đưa vào thực hiện những quy định chặt chẽ về kiểm tra, giám sát vốn vay. Nội dung của các quy định này phải thể hiện được những vấn đề chủ yếu:
- Quy định những công việc cụ thê mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong quá trình giám sát sử dụng vốn vay. Những công việc chủ yếu mà cán bộ tín dụng phải thực hiện là:
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay thông qua xem xét hồ sơ từng lần giải ngân và hiện trường của dự án (trong đỏ việc kiểm tra hiện trường dự án phải được hết sức coi trọng);
+ Thực hiện chế độ kiểm tra bắt buộc đối với việc ghi chép, phản ánh tình hình sử dụng vốn vay TDĐT từ NHPT Việt Nam trên sổ kế toán của chủ đầu tư;
+ Phân tích tình hình SXKD của dự án thông qua xem xét, phân tích các BCTC định kỳ (trong đó cần chú trọng sử dụng kết quả kiểm toán độc lập);
+ Kiếm tra, đánh giá hiện trạng của tài sản BĐTV; thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá lại giá trị tài sản BĐTV theo định kỳ để có những biện pháp bảo đảm bố sung trong trường họp có sự sụt giảm lớn về giá trị tài sản BĐTV.
- Mở rộng việc tham gia của các bộ phận khác (đặc biệt là của Phòng
KTNB) vào việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay cùng với cán bộ tín dụng nhằm nâng cao tính khách quan của việc kiểm tra.
4.2.2.3 Hoàn thiện tô chức và hoạt động kiêm tra nội bộ
Trong quản trị hoạt động cho vay của các TCTD thì KTNB có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt, KTNB giúp phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay để chấn chỉnh, khắc phục, từ đó góp phần ngăn ngừa các loại rủi ro; mặt khác, thông qua KTNB còn giúp phát hiện những điềm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay đề kịp thời bổ sung, sửa đổi. Chính vì vậy, pháp luật quy định các TCTD phải thành lập hệ thống KTNB thuộc bộ máy điều hành để giúp Tống Giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD. [10]
Ở NHPT Việt Nam, Ban KTGS được thành lập ngay từ buổi đầu NHPT Việt Nam đi vào hoạt động, với chức năng là đơn vị tham mưu và là công cụ chủ yếu giúp Tổng Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra các mặt
hoạt động của các đơn vị trong hệ thông NHPT trong việc châp hành các quy định của Nhà nước và của NHPT Việt Nam.
Là đơn vị đầu mối làm công tác KTNB trong toàn hệ thống, hàng năm, Ban KTGS đã chủ trì hoặc phối hợp với Ban TDĐT và các Ban liên quan tiến hành hàng chục cuộc kiểm tra, trong đó chủ yếu là kiểm tra theo kế hoạch. Đồng thời, Ban KTGS cũng đã tham mưu cho Ban Lãnh đạo NHPT Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Phòng KTNB của các Chi nhánh kiểm tra đối với hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh mình. Thông qua các cuộc kiểm tra, hệ thống KTNB đà phát hiện và kiến nghị xử lý đối với nhiều trường hợp vi phạm quy định về cho vay đầu tư, thu hồi nhiều khoản cho vay không đúng quy định hoặc không đảm bảo về mặt trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác KTNB trong hệ thống NHPT Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần phải hoàn thiện như đã
trình bày ở mục Error! Reference source not found, của luận văn.
Để công tác KTNB của NHPT Việt Nam đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao trong việc phát hiện và xừ lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro TDĐT và các loại rủi ro khác, cần phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động KTNB của NHPT theo hướng sau:
Một• là,’ tăngo cường lực O • lượng• O cán bộ • cho hệ♦ thốngo Kiểm tra nội • bộ•
Bộ máy KTNB của NHPT Việt Nam phải đảm nhận chức năng kiểm tra đối với toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam, trong đó bao gồm cả chức năng kiểm tra tín dụng độc lập đối với hoạt động cho vay đầu tư. Xưất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác kiểm tra tín dụng độc lập trong việc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro TDĐT nên việc tập trung lực lượng cán bộ cho công tác này cần phải được quan tâm.
Hai là, chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá công tác kiểm tra
- Quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ trong Ban KTGS ở Hội sở chính theo hướng giao nhiệm vụ chuyên trách cho các Phòng theo từng loại (hoặc nhóm) nghiệp vụ của NHPT Việt Nam (thay cho việc quy
định chức năng, nhiệm vụ găn với các Chi nhánh NHPT theo địa bàn như hiện nay), trong đó phải có một Phòng được giao nhiệm vụ chuyên trách kiểm tra hoạt động cho vay đầu tư. Cách thức tổ chức này có ưu điểm là cán bộ từng Phòng có điều kiện để nâng cao trinh độ nghiệp vụ do chỉ phải tập trung nghiên cứu về mảng nghiệp vụ được phân công của Phòng, từ đó nâng cao chất lượng giải quyết công việc được giao; điều đó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng kiểm tra đối với hoạt động cho vay đầu tư được nâng lên so với cách thức tổ chức công tác kiểm tra hiện nay.
- Nâng cao tính độc lập, khách quan của Phòng KTNB tại các Chi nhánh bằng thực hiện chế độ quản trị toàn diện của Hội sở chính (bao gồm cả nhân sự, biên chế, công việc chuyên môn và tiền lương) đối với Phòng này như là một Phòng nghiệp vụ thuộc Ban KTGS (thay cho chế độ quản trị do Giám đốc Chi nhánh đảm nhiệm như hiện nay).
Ba là, đổi mới cách thức kiểm tra tín dụng đầu tư
Việc kiểm tra đối với hoạt động cho vay đầu tư sẽ không chỉ dừng lại ở công tác “hậu kiểm”, mà phải được tiến hành đối với toàn bộ các khâu của quá trình cho vay. Ngay từ khi Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ dự án để thẩm định và quyết định cho vay thì bộ máy KTNB của Chi nhánh phái bắt tay vào kiềm tra
dự án, và hoạt động KTNB sẽ được thực hiện liên tục đối với dự án đó cho đến• Z • • 9 9 9 9 9
khi thanh lý HĐTD. Việc thực hiện kiểm tra đối với toàn bộ các khâu trong quá trình cho vay sẽ giúp phát hiện sớm các sai sót để kịp thời chấn chỉnh, từ đó có thể phòng ngừa có hiệu quả đối với các rủi ro có thể này sinh. Đồng thời, NHPT Việt Nam cần tăng cường việc kiểm tra đột xuất thay cho kiểm tra theo kế hoạch được duyệt hàng năm như hiện nay.
Bốn là, có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ Kiểm tra nội bộ
Hoạt động kiểm tra đòi hỏi người cán bộ phải đạt những tiêu chuẩn cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, hơn nữa phải chịu sức ép từ nhiều phía, do đó chế độ đãi ngộ thoả đáng là một trong những nhân tố quan trọng để
nâng cao tính khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nguời cán bộ kiểm tra.
Đe góp phần nâng cao hiệu quả công tác KTNB, NHPT Việt Nam cần tăng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ KTNB, nhất là cán bộ KTNB của các Chi nhánh, tăng mức phụ cấp trách nhiệm, ưu tiên trong chế độ đào tạo, được trích thưởng theo tỷ lệ tính trên số tiền cho vay sai thu hồi được thông qua công tác kiểm tra... Cùng với đó, NHPT Việt Nam cũng cần cỏ quy định về việc xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ KTNB không phát hiện được sai sót trong quá trình kiểm tra dẫn tới RRTD.
4.2.2.4 Đẩy mạnh xử lỷ nợ xấu để thu hồi nợ
Đối với NHPT Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đầu tưhiện nay đã ở mức khá cao, trong đó có những khoản nợ xấu rất khó xử lý và đã trở thành nợ có nguy cơ mất vốn (chẳng hạn các dự án thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ, một số dự án nằm trong 12 dự án của Bộ Công Thương...). Do đó, để giảm thiểu tổn thất về tài sản đồng thời lành mạnh hoá tinh hinh tài chính của NHPT Việt Nam, việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu để thu hồi nợ là rất cần thiết.
Đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của NHPT Việt Nam, trong đó đã xác định đối tượng, nguyên tắc và giải pháp xừ lý đối với các khoản nợ xấu khác nhau, bao gồm cả nợ xấu trong cho vay đầu tư. Để sớm lành mạnh hoá danh mục tài sản và tình hình tài chính của mình cũng như thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHPT Việt Nam cần tích cực triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với các khoản nợ xấu TDĐTtheo quy định tại Đề án cơ cấu lại NHPT Việt Nam (bao gồm cả đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, bán nợ, xử lý tài
sản BĐTV hoặc chuyển theo dõi ngoại bảng).