Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1987 đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

. Quan hệ giữa cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên môn xây dựng quy

1.3.3. Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1987 đến năm

kỳ từ năm 1987 đến năm 1993

Đây là thời kỳ có Luật đất đai đầu tiên năm 1987 ra đời đến trước khi có Luật đất đai năm 1993. Thời kỳ này cơng tác quy hoạch đã có được cơ sở

28

pháp lý quan trọng. Triển khai một thời gian ngắn, sau đó lại trầm lắng, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa được xúc tiến như luật định. Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thực thi các chính sách đổi mới khác. Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên của việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp thực hiện.

Mặc dù cịn nhiều hạn chế song cơng tác quy hoạch thời kỳ này được xem như bước khởi đầu và tồn tại độc lập với các công tác quy hoạch khác và đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Luật Đất đai năm 1987 cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980 đã quy định quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất là một trong các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Điều 11, Luật Đất đai 1987 quy định :

1- Việc lập quy hoạch, kế hoạch:

a, Hội đồng bộ trưởng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước;

b, Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình;

c, Các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành mình. 2- Thẩm quyền phê chuẩn và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: a, Quốc hội phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước; Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương mình trước khi trình lên chính quyền cấp trên trực tiếp xét duyệt;

b, Hội đồng bộ trưởng xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các ngành ở Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương;

29

c, Ủy ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;

d, Ủy ban nhân dân mỗi cấp cùng với các ngành cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của ngành đó tại địa phương;

e, Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a,b,c,d khoản 2 của Điều này [16].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)