Sự tham gia của cộng đồng thể hiện cam kết của người dân với dự án,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 38 - 40)

vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án và đạt được hiệu quả của dự án [28].

Thứ tám, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết

định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.

Nguyên tắc này quy định nhằm đảm bảo tính liên tục trong qúa trình quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.

Đó là những nguyên tắc cơ bản lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật đất đai, ở các Luật Đất đai trước đó (Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993) chưa quy định, những nguyên tắc này đã thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch kể cả trong quá trình tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.1.1.2. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của cả quá trình quản lý và sử dụng đất, vì vậy khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thể hiện được đầy đủ các căn cứ có tính định hướng cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một trong những đặc tính của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là mang tính kinh tế. Hiệu quả sử dụng đất đai phù thuộc vào sự khoa học, hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong khi chi phí để xây dựng một quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của vùng, của các cấp là rất lớn, vì vậy phải xác định trước những căn cứ để quy hoạch sử dụng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho quá trình quản lý nhà nước về đất đai, thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quy hoạch sử dụng đất khi xây dựng phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch

38

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương để tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong hệ thống quy hoạch của cả nước. Khi lập quy hoạch sử dụng đất, cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm và các tổ chức chuyên môn về xây dựng quy hoạch còn phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường và hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các cấp các ngành, của người sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất được lập dựa vào định mức sử dụng đất cho các địa phương, các ngành vì nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội luôn gia tăng, trong khi đất đai lại là nguồn tài ngun có hạn, vì vậy muốn sử dụng đất hợp lý thì phải có định mức sử dụng đất trong khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Căn cứ lập quy hoạch được pháp luật hiện hành quy định còn là những tiến bộ khoa học và công nghệ liên quan đến sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước.

Pháp luật đất đai hiện hành còn quy định cả căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm 5 căn cứ đó là: Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước; nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của kỳ trước; khả năng đầu tư thực hiện các dự án, cơng trình có sử dụng đất.

Các căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Luật Đất đai năm 2003 quy định trên cơ sở kế thừa các quy định về căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai 1993 và văn bản hướng dẫn cụ thể Luật Đất đai 1993 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tại nghị định 68/2001/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 1/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Điều 6 và điều 11 quy định 7 căn cứ lập quy hoạch, 6 căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất. Điểm chung và cũng là hạn chế, bất cập của các văn bản pháp luật nói trên là quy định căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử

39

dụng đất chung cho tất cả các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn.

2.1.2 Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất

2.1.2.1.Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 23 Luật đất đai 2003, và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12, 13, 14 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003

Theo đó quy hoạch sử dụng đất bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Một là, điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên,

kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch.

Hai là, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy

hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và cơng trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng; đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng; đất tơn giáo tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá khơng có rừng cây.

Ba là, đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng

đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy định sau :

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)