Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

. Diện tích đất để thực hiện các cơng trình, dự án đầu tư phục vụ mục

2.2.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

dân, quy định về trình tự thủ tục, cũng như thẩm quyền xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.... Đó là một bước tiến của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà chúng ta khơng thể phủ nhận. Song tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang đặt ra vấn đề rằng chúng ta phải xem lại tính khoa học, hợp lý và tính khả thi của các quy định pháp luật ấy.

Nhận thức được đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực để phát triển đất nước, cần tăng cường quản lý nhà nước để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về quản lý sử dụng đất nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng. Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai đã có tiến bộ, đạt được một số kết quả, đồng thời cũng còn những tồn tại, yếu kém.

2.2.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoạch sử dụng đất

Thứ nhất, quy định pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Điều 20, Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm”. Điều 18, Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.

Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp về đất đai, từ năm 1987 đến năm 2003, Quốc hội các khóa VIII, IX, X và XI, đã thông qua ba Luật đất đai (1987, 1993, 2003), hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (1998, 2001). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật đất đai, từ đó hình

59

thành hệ thống văn bản pháp luật về đất đai nói chung, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng ngày càng hồn thiện hơn.

Thứ hai, việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ

chỗ có chỉ đạo nhưng cịn hình thức, dần dần đã đi vào thực chất hơn, có nề nếp hơn, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

Trước năm 1988, việc lập quy hoạch sử dụng đất chỉ đóng vai trị làm luận cứ trong quy hoạch phát triển ngành, nhận thức của từng ngành, từng cấp còn khác nhau, chưa dựa trên những quy trình và tiêu chuẩn có căn cứ khoa học và thực tiễn. Từ khi có Luật đất đai năm 1987 đến trước năm 1993, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tiến hành cả theo ngành và theo lãnh thổ với quy trình thử nghiệm. Từ khi Luật đất đai năm 1993 được ban hành, công tác quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất được coi trọng và triển khai trên thực tế. Thực hiện quy định của Luật đất đai, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được tiến hành từ năm 1994.

Về kỳ kế hoạch sử dụng đất, từ năm 2001 một số địa phương đã bắt đầu thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh nhưng nhìn chung trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, trên thực tế chỉ có kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phương pháp định hướng từ trên xuống kết hợp với tổng hợp thực tiễn từ dưới lên, kỳ kế hoạch sử dụng đất nói chung của tất cả các cấp là 5 năm.

Về cấp xây dựng quy hoạch sử dụng đất: Trên cấp độ toàn quốc, đến nay Quốc hội đã thông qua 1 Quy hoạch sử dụng đất của cả nước (Quy hoạch sử dụng đất đến 2010) và 2 kế hoạch sử dụng đất 5 năm của cả nước (Kế hoạch sử dụng đất 1996- 2000 và Kế hoạch sử dụng đất đến 2005) [47].

60

Tại nhiều địa phương, việc lập kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được thực hiện song song với việc lập kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh ở nhiều khâu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)