Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 33 - 37)

. Quan hệ giữa cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên môn xây dựng quy

2.1.1.1. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là những phương hướng chỉ đạo, những tư tưởng xuyên suốt, là cơ sở chủ yếu để dựa vào đó mà pháp luật điều chỉnh những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để hạn chế những bất cập của công tác quy hoạch, Luật Đất đai 2003 lần đầu tiên đã quy định rõ về các nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 21. Theo đó việc lập quy hoạch, kế hoạch phải tuân thủ 8 nguyên tắc cơ bản đó là:

33

Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập phải phù hợp với

chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi được xây dựng phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược tổng thể bởi nó là một phần trong quy hoạch tổng thể đó. Ngồi ra, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; quốc phịng, an ninh, có như vậy mới tạo được sự đồng bộ và nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lập từ tổng thể đến

chi tiết. Quy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên. Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.

Nhà nước quản lý đất đai thống nhất theo quy hoạch và pháp luật. Để đạt được sự thống nhất đó quy hoạch sử dụng đất của cả nước và các địa phương phải có sự thống nhất. Quy hoạch sử đất chi tiết của xã, phường, thị trấn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh lại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cả nước. Kế hoạch sử dụng đất là để nhằm cụ thể hóa quy hoạch, vì vậy nó khơng được trái với quy hoạch đã được xét duyệt.

Thứ ba, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu

cầu sử dụng đất của cấp dưới.

Nếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của cấp trên thì khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch của cấp trên phải xem xét và thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới thì quy hoạch mới có tính khả thi, nếu khơng cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

34

của cấp trên lẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới đều không thực hiện được.

Thứ tư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đạt được mục tiêu là sử

dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai là sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm. Mục tiêu cuối cùng trong quản lý và sử dụng đất cũng là sử dụng đất có hiệu quả vì đất đai là nguồn tài thiên nhiên vô vùng quý giá, nhưng đất đai lại là loại tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất của con người lại khơng ngừng tăng lên. Vì vậy, sử dụng đất đai tiết kiệm là một vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn và mang tính tồn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia có quy mơ diện tích đất tự nhiên thuộc loại trung bình so với các quốc gia trên thế giới, nhưng diện tích đất bình qn trên mỗi đầu người lại thuộc loại thấp, nhu cầu sử dụng đất tiết kiệm lại càng trở nên cấp thiết hơn. Trong khi đó đánh giá về hiện trang sử dụng đất tại Việt Nam thì chúng ta thấy việc sử dụng đất chưa hợp lý và chưa có hiệu quả, cơ cấu sử dụng đất khơng hợp lý, diện tích đất bỏ hoang cịn q nhiều, đất nơng nghiêp, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa nước bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là tính tốn các phương án sử dụng đất sao cho đất đai được sử dụng tiết kiệm nhưng có hiệu quả nhất. Phân bổ nhu cầu sử dụng đất hợp lý cho các vùng kinh tế- xã hội và cho các ngành, trong đó phải ưu tiên cho nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguyên tắc cơ bản của luật đất đai.

Thứ năm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập để khai thác hợp

lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là không thể tránh khỏi, nhất là các tài ngun khống sản trong lịng đất, tài nguyên rừng….Việc khai

35

thác các tài nguyên ấy gắn chặt với quá trình sử dụng đất, vì vậy nếu không biết điều tiết hợp lý các nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường sống của các lồi sinh vật và của cả chính con người, dẫn đến suy thoái tài ngun đất làm cho đất đai bị thối hóa, bạc màu. Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển, lợi ích kinh tế với nhu cầu bảo vệ mơi trường địi hỏi phải có giải pháp đồng bộ trong tất cả mọi lĩnh vực. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng mang trọng tránh ấy. Khi xem xét, phân bổ các nhu cầu sử dụng đất, một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong các phương án quy hoạch là làm sao khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh

trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quan hệ pháp luật đất đai là một trong những quan hệ mang tính đa chiều, vừa mang yếu tố hành chính, vừa mang yếu tố kinh tế, đồng thời cũng mang yếu tố môi trường và xã hội. Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, vì vậy những yếu tố xã hội cũng chi phối mạnh mẽ đến quan hệ đất đai. Nguyên tắc khi lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, khi khoanh định hoặc điều chỉnh khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng phải nhằm bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của đất nước trên các vùng hành chính - lãnh thổ.

Thứ bảy, dân chủ và công khai trong xây dựng quy hoạch.

Đây là một nguyên tắc mới của Luật Đất đai trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trước đây hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không ghi nhận nguyên tắc công khai, dân chủ. Trong khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lại gắn chặt với quyền lợi của

36

tất cả các chủ thể sử dụng đất, quy hoạch hợp lý, tiến bộ sẽ góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, nhưng nếu ngược lại nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ. Vì vậy, cơng tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phải lấy ý kiến nhân dân, muốn làm được điều đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lập trên nguyên tắc dân chủ và công khai. Phương pháp quy hoạch truyền thống thường bị phê phán là là mang tính cứng nhắc, khơng dân chủ và thiếu sự tham gia của cộng đồng, nó chủ yếu dựa trên giả định về một vấn đề của một nhóm các chuyên gia quy hoạch, họ thu thập và phân tích các dữ liệu có liên quan để đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, xác định phương án và các giải pháp khác nhau rồi dự tốn các chi phí, xác định khó khăn, thuận lợi của mỗi phương án và chọn ra phướng án tốt nhất. Song thực tiễn có thể thấy rằng, một bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện được sự mong muốn của người dân- một bản quy hoạch đáp ứng được những nhu cầu mà người dân cho là cần thiết với họ. Cách tốt nhất để có được một quy hoạch như vậy là huy động sự tham gia của người dân vào qúa trình xây dựng và thực hiện quy hoạch. Nếu chỉ có những nhà quy hoạch chuyên nghiệp tiến hành các khảo sát nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu này thì chưa đủ. Để đảm những gì mà người dân mong muốn được tích hợp vào trong quy hoạch, chỉ có một cách duy nhất là bảo đảm cho họ tham gia trực tiếp vào q trình phân tích, lựa chọn phương án mà họ cho là có tính khả thi nhất. Ngun tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải dân chủ và công khai là thể hiện, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào qúa trình quy hoạch, đây là phương pháp quy hoạch hiện đại. Sự tham gia của cộng đồng vào qúa trình quy hoạch thực sự quan trọng bởi các lý do sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)