Bổ sung thêm nội dung quy hoạch sử dụng đất của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 90 - 92)

xã, thành phố thuộc tỉnh và phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

+ Xác định cụ thể đến từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn các chỉ tiêu khống chế về diện tích đối với đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ mà quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện.

+ Xác định cụ thể diện tích đất quốc phịng, đất an ninh, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất khu vực đô thị, đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng và các loại đất khác nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực có tầm quan trọng quốc gia và của cấp tỉnh.

+ Xác định và cân đối diện tích đất theo các mục đích sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện và của từng xã, phường, thị trấn.

+ Khoanh định chi tiết trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất ranh giới đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quốc gia, vùng và của cấp tỉnh; đất trồng cây hàng năm (trừ đất chuyên trồng lúa nước), đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; đất quốc phịng, đất an ninh, đất khu vực đơ thị, đất khu dân cư nông thôn, đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất tập kết, lưu giữ, xử lý và chôn lấp chất thải; đất nghĩa trang - nghĩa địa; đất xây dựng kết cấu hạ tầng và các khu vực đất khác để phục vụ

90

cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có tầm quan trọng của cấp huyện và của xã, thị trấn.

+ Xác định diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất.

+ Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nơng nghiệp và phi nơng nghiệp.

+ Đề xuất các giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Quy định nội dung quy hoạch của các cấp khác nhau là một trong những đổi mới mang tính tiến bộ, khoa hoc đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo tính khả thi cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nâng cao hiệu lực những quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch.

3.2.2.2. Đổi mới quy định của pháp luật về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để đảm bảo yêu cầu định hướng, chiến lược của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện hành quy định kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất là 5 năm. Quy hoạch sử dụng đất luôn tồn tại trong trạng thái động, đồng thời cũng phải ổn định, vì vậy phải quy định kỳ quy hoạch như vậy để trách tình trạng điều chỉnh, chắp vá quy hoạch không cần thiết. Quy hoạch sử dụng đất vừa mang tính dự báo chiến lược lại vừa mang tính khả biến, tức nó tồn tại trong trang thái động, linh hoạt song vẫn phải đảm bảo được sự ổn định, tính dự báo, chiến lược. Để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu định hướng chiến lược, với nhu cầu biến đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, kiến nghị sửa đổi, quy định kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước là 20 năm, kỳ quy hoạch sử dụng đất của địa phương là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước là 5 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất của địa phương là 1 năm.

3.2.3 Đổi mới quy định của pháp luật về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất

Thứ nhất, đổi mới quy định của pháp luật về trách nhiệm lập, thông qua,

91

Thực tế không thể phủ nhận là quy hoạch sử dụng đất của chúng ta hiện nay chất lượng thấp, khơng có tính khả thi, hiệu qủa thấp, tức quy hoạch sau khi được tổ chức xây dựng với rất nhiều chi phí nhưng nó lại khơng được thực hiện, vấn đề quy hoạch “treo”, đang trở thành vấn đề nóng của xã hội. Một trong những nguyên nhân là do pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định chưa rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của các bộ chuyên ngành trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trách nhiệm lập quy hoạch cần quy định rõ:

Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất cả nước, hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất khu bảo tồn thiên nhiên; các Bộ, ngành khác có trách nhiệm đề xuất nhu cầu sử dụng đất phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.

Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)