Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

. Quan hệ giữa cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên môn xây dựng quy

1.3.4. Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay

đến nay

Sau Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1992, nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các vùng kinh tế và hầu hết ở các bộ ngành. Các cơng trình nghiên cứu trong giai đoạn này đều tính đến việc sử dụng đất đến năm 2010. Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu, triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước được các ngành, các cấp và mọi thành viên trong xã hội hưởng ứng. Đây chính là cái mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp sau một thời gian dài tuyệt đối hóa về công hữu đất đai ở miền Bắc và buông lỏng cơng tác này ở các tỉnh phía Nam dẫn đến tình trạng có q nhiều diện tích bỏ hoang, khơng có chủ sử dụng đất.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993, tại Điều 13 quy định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất. Từ Điều 16 đến Điều 18, Luật Đất đai năm 1993 quy định về thẩm quyền lập, xét duyệt, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Từ năm 1995, Chính phủ đã chỉ đạo cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể hơn. Tổng cục Địa chính xây dựng báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 để Chính phủ trình ra Quốc hội

30

khóa 9 kỳ họp thứ 10, 11. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội đã thông qua kế hoạch sử dụng đất của cả nước 5 năm từ năm 1996 đến năm 2000. Đây là lần đầu tiên có một báo cáo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương đối đầy đủ các khía cạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng, mơi trường sinh thái đối với việc khai thác sử dụng đất đai cho một thời gian tương đối dài được soạn thảo theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới và có điều tra thống kê để tổng hợp từ dưới lên.

Cùng với báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước, đã có nhiều tỉnh soạn thảo và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 1996- 2010. Còn ở cấp huyện và xã cũng đang được tổ chức triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các phương án quy hoạch này ngày càng được đảm bảo tốt hơn các yêu cầu về nội dung khoa học và pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Đặc biệt, trên tinh thần kế thừa Luật Đất đai năm 1993 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai 2003 ra đời đã bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước ngày càng quan tâm. Luật Đất đai 2003 lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Pháp luật hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định bởi các văn bản sau:

- Hiến pháp năm 1992 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả (Điều 18).

- Luật Đất đai năm 2003: Mục II Chương II từ Điều 21 đến Điều 30. - Nghị định 181/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai: Chương III từ Điều 12 đến Điều 29.

31

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự tốn, xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 6 năm 2005 Ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm:

+ Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của vùng;

+ Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

+ Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+ Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.

Tóm lại, với mấy chục năm ra đời và phát triển, pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở nước ta đã không ngừng được đổi mới, hồn thiện. Mặc dù cịn bộc lộ một số nhược điểm như vấn đề bảo vệ mơi trường, sử dụng đất bền vững, tính khả thi...nhưng pháp luật đã điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đem lại nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào quá trình quản lý và sử dụng đất hiệu quả, bền vững đồng thời thúc đẩy sự phát triển một cách tích cực của nền sản xuất xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

32

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)