KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 61 - 63)

. Diện tích đất để thực hiện các cơng trình, dự án đầu tư phục vụ mục

KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM

61

Thứ nhất, Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp còn chậm, thậm chí có nơi rất chậm, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khơng đúng quy định về quy trình, thủ tục, thẩm quyền.

Quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2005 được quyết định vào năm 2004 khi thời hạn quy hoạch chỉ còn 6 năm rưỡi và kế hoạch sử dụng đất chỉ còn 1 năm rưỡi. Đến nay vẫn cịn 34% số đơn vị hành chính cấp huyện và 43% số đơn vị hành chính cấp xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [49]. Hầu hết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trước khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực chưa được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đã biến động. Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước được Quốc hội thơng qua đến nay, Chính phủ chưa phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó một số địa phương tự điều chỉnh quy hoạch, không đúng thẩm quyền và không theo đúng quy định của Luật đất đai.

Thứ hai, Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp. Quy hoạch sử dụng đất ở một số Bộ, ngành, địa phương cịn có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, độ chênh lệch giữa dự báo trong quy hoạch, kế hoạch và thực hiện trong thực tế cịn lớn. Do đó, tính định hướng, tính ổn định của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cịn hạn chế.

Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường. Trên cấp độ cả nước, kế hoạch sử dụng đất được trình và thơng qua quá muộn so với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, do đó đất đai chưa trở thành yếu tố nguồn lực bảo đảm tính khả thi của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Trong khi đó, ở một số địa

62

phương, kế hoạch sử dụng đất lại được lập trước kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội nói chung và kế hoạch phát triển ngành nói riêng nên thiếu căn cứ tính tốn hiệu quả kinh tế- xã hội, không dự kiến hết nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Một số quy hoạch vùng hoặc ngành thuộc phạm vi quản lý của các Bộ có liên quan đến nhiều địa phương chưa thể hiện đầy đủ nhu cầu sử dụng đất hợp lý của địa phương [45; 4].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)