Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố lân cận không ít trường hợp chưa gắn kết được với nhau, đơi khi mâu thuẫn nhau Tình trạng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 63 - 66)

trường hợp chưa gắn kết được với nhau, đơi khi mâu thuẫn nhau. Tình trạng quy hoạch “treo” vẫn tồn tại. Do công tác dự báo yếu, thiếu căn cứ khoa học nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường phải điều chỉnh nhiều lần trong thời gian ngắn, thiếu tính ổn định.

Luật đất đai 2003 quy định kỳ kế hoạch sử dụng đất nói chung của tất cả các cấp là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ là bộ phận cấu thành của kế hoạch sử dụng đất 5 năm và khơng có giá trị pháp lý độc lập. Tuy vậy cho đến nay vẫn có địa phương tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1447/QĐ-TTg ngày 09/11/2001, dự kiến kế hoạch sử dụng đất từ năm 2006 đến 2010 là 7.500 ha đất, trên cơ sở đó thành phố Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... Ngày 30/11/2005, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình số 70/TTr-UB về việc xin phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2006 của thành phố” [60,7], trong khi chưa có hoặc chưa được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, điều đó khiến cho kế hoạch sử dụng đất khơng bảo đảm được tính ổn định lâu dài.

Thứ ba, một số chỉ tiêu sử dụng đất được thực hiện không đúng kế hoạch, khơng ít trường hợp sử dụng đất đai khơng hiệu quả.

Mặc dù việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã có tiến bộ, nhưng vẫn cịn những chỉ tiêu kế hoạch mà chưa được tuân thủ đầy đủ. Trong việc thực

63

hiện kế hoạch của cả nước 1996-2000, chỉ tiêu đất khu dân cư nông thôn không đạt kế hoạch đề ra. Về kế hoạch sử dụng đất cả nước đến 2005, các chỉ tiêu thực hiện không đúng kế hoạch đề ra gồm: nhóm đất phi nơng nghiệp, đất ở nói chung và đất ở nông thôn [48]. Một số loại đất tăng không hợp lý (do tự phát chạy theo lợi ích kinh tế) như: đất rừng dùng để trồng cà phê và một số cây công nghiệp khác, đất lúa dùng để ni tơm v.v... Có địa phương, tỷ lệ đất xây dựng cơng trình giáo dục đào tạo (thuộc loại đất sử dụng vào mục đích cơng cộng) đạt tỷ lệ thấp [59, 3]. Có địa phương trong nhiều năm liền khơng thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất [60, 2]. Nhiều địa phương nơn nóng phát triển cơng nghiệp và đô thị đã quy hoạch sử dụng đất cho các lĩnh vực này vượt quá khả năng đầu tư và điều kiện thực tiễn của địa phương đã dẫn đến tình trạng đất đang sản xuất nơng nghiệp, thu hồi và san lấp mặt bằng, chậm hoặc khơng sử dụng, trong khi các hộ gia đình bị thu hồi đất thiếu việc làm, lãng phí khơng nhỏ về đất đai (q nhiều khu, cụm công nghiệp; khu đô thị, cụm dân cư mới) [57,6,7]. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở khâu giải phóng mặt bằng gặp khó khăn về tiến độ do chưa tiến hành đồng bộ các cơ chế khác như: bảo đảm cho khu tái định cư phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, bồi thường thoả đáng cho người dân trong vùng giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, việc làm và đời sống của hộ dân sau khi thu hồi đất v.v...

Thứ 4, hiệu lực của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, ý thức

chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa tốt. Công tác quản lý, triển khai, xử lý vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập.

Việc chậm hoặc không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương, việc tuân thủ không nghiêm quy hoạch, kế hoạch xảy ra ở nhiều nơi không được chấn chỉnh, xử lý kiên quyết và kịp thời. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, tình trạng khơng tn thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang diễn ra phổ biến. Việc công khai quy

64

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tại một số địa phương còn chậm và mang tính hình thức đã dẫn đến khiếu nại, tranh chấp về đất đai kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng [43].

Đơn thư khiếu nại tố cáo phát sinh nhiều nhất hiện nay liên quan đến lĩnh vực đất đai, có nhiều vụ khiếu kiện tập thể, tính chất gay gắt, vượt cấp lên Trung ương. Tại một số địa phương khác, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Luật đất đai (Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ được công bố tại trụ sở của cơ quan nhà nước, có nơi nội dung cơng bố cịn sơ sài, nói chung chưa được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng).

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp cịn yếu kém, để xảy ra tình trạng tăng diện tích sản xuất một số sản phẩm một cách tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch. Tại hầu hết các địa phương, diện tích đất dành cho khu, cụm cơng nghiệp, khu dân cư chủ yếu lấy từ đất đang sản xuất nơng nghiệp, trong đó có nhiều diện tích có khả năng thâm canh cao, trong khi đó có thể lấy đất ở các khu vực sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả [57,4]. Tại một số địa phương, việc kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cịn bng lỏng, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Việc kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được coi trọng và chưa được thực hiện thường xuyên [48, 8]. Một số địa phương đưa ra lý do thiếu quy định pháp luật để biện minh cho những sai phạm, tùy tiện trong thực hiện pháp luật, xử lý không kiên quyết và kịp thời những vi phạm pháp luật về đất đai, đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ngành hoặc bỏ qua những kiến nghị xác đáng của dân.

65

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)