QH13), Luật Kế toán (số 88/2015/QH13), Luật chứng khoán (số 54/2019/QH14)13; Luật Chứng khoán (số 70/2006/QH11); Luật Kiểm toán Nhà nước (số 81/2015/ QH13) và Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (số 44/2013/QH13)...
Bên cạnh đó, thuật ngữ KSNB này cũng đã xuất hiện trong một số văn bản dưới Luật như:
Nghị định: Nghị định số 59/2019/NĐ - CP ngày 01/7/2019 có hiệu lực từ ngày
15/8/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 71/2017/NĐ - CP ngày 6/6/2017 về quản trị doanh nghiệp của các cơng ty đại chúng có hiệu lực từ ngày 1/8/2017; Nghị định 87/2015/NĐ - CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp ban hành ngày 6/10/2015 có hiệu lực từ 1/12/2015;
Thơng tư: Thông tư số 13/2018/TT - NHNN ngày 18/5/2018 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư số 44/2011/TT - NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Thơng tư số 16/2011/TT - NHNN ngày 17/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về KSNB, hệ thống kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sẽ được thay thế bằng Thơng tư số 06/2020/TT - NHNN ngày 30/06/2020 có hiệu lực từ ngày 15/08/2020); Thông tư số 214/2012/TT - BTC ngày 06/ 12/2012 của Bộ Tài chính ban hành Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (Chuẩn mực kiểm toán số 315 ban hành kèm theo Thơng tư số 214).Chi tiết vui lịng xem tại phụ lục.
Như vậy, có thể nói rằng KSNB được diễn đạt khơng hồn tồn đồng nhất trong các tài liệu nêu trên nhưng về cơ bản KSNB được định nghĩa là việc xây dựng, thực thi các cơ chế, chính sách, các quy định nội bộ tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động, độ tin cậy của thông tin và sự tuân thủ các quy định pháp luật của doanh nghiệp. Tại thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012 về Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (Chuẩn mực kiểm toán số 315), khái niệm KSNB được định nghĩa gần với định nghĩa của COSO và đưa ra năm yếu tố cấu thành của KSNB.
Luật Kế toán số 88 (2015) và Luật Phòng, Chống tham nhũng số 36 (2018) đã điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ chế KSNB để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực và cung cấp các thông tin đáng tin cậy (Luật Kế tốn, 2015), ngăn ngừa xung đột lợi ích, các hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
lành mạnh (Luật Phòng, Chống tham nhũng, 2018). Các quy định khác phần lớn chỉ điều chỉnh một khu vực/nhóm doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ, Luật Chứng khoán (số 54/2019/QH14) và Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (số 44/2013/QH13) u cầu các cơng ty chứng khốn và các cơng ty nhà nước phải xây dựng cơ chế/hệ thống KSNB. Yêu cầu này là rõ ràng nhất đối với các công ty đại chúng, công ty có vốn nhà nước và các cơng ty trong lĩnh vực tài chính. Đối với các doanh nghiệp này, pháp luật quy định rõ vai trò của từng bộ phận (như HĐQT, BKS hoặc các phòng ban chức năng khác) và các kiểm toán viên nội bộ. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, u cầu cịn chung chung và các doanh nghiệp có quyền tự quyết định cách thức xây dựng hệ thống KSNB của riêng mình.
Như vậy, phần lớn các quy định của pháp luật hiện hành mới đưa ra yêu cầu chung đối với các doanh nghiệp là cần xây dựng cơ chế KSNB. Một số loại hình doanh nghiệp cụ thể như cơng ty có vốn nhà nước, cơng ty đại chúng hay cơng ty trong lĩnh vực tài chính phải tn theo yêu cầu cụ thể riêng và chặt chẽ hơn về KSNB. Với các loại hình doanh nghiệp cịn lại, quy định pháp luật chỉ yêu cầu tập trung chủ yếu vào tính tn thủ và các doanh nghiệp có thể tự quyết định xây dựng hệ thống KSNB miễn sao phù hợp với đơn vị mình. Đây là cách tiếp cận hợp lý vì tính hiệu quả của cơ chế KSNB phần lớn phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.