Các nhân tố bên ngồ

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 36 - 39)

Mơi trường kiểm sốt của doanh nghiệp cịn bao gồm các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này nằm ngồi sự kiểm sốt của các nhà quản trị doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản trị cũng như việc thiết kế và vận hành các quy chế và thủ tục KSNB. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm: tình hình chung về kinh tế, ảnh hưởng của các Cơ quan chức năng Nhà nước, môi trường pháp lý; ảnh hưởng của các chủ nợ và các trách nhiệm pháp lý có liên quan, đường lối phát triển của đất nước... Doanh nghiệp sẽ cần chủ động đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi này đến KSNB của đơn vị thơng qua hoạt động đánh giá rủi ro một cách thường xuyên.

Như vậy, để KSNB được thiết kế và vận hành một cách hiệu quả thì nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ về tầm quan trọng của những yếu tố thuộc về mơi trường kiểm sốt làm tiền đề cho việc thiết kế các bộ phận hợp thành tiếp theo của hệ thống KSNB.

5.2. Đánh giá rủi ro

Không lệ thuộc vào quy mơ, cấu trúc loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều phải đối mặt với các loại rủi ro. Để hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ quy trình đánh giá rủi ro bao gồm:

- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp;

- Nhận dạng các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp;

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện; - Xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. Bước 1. Xác định rủi ro

Xác định rủi ro là q trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh nhằm xác định một danh sách rủi ro đầy đủ và các sự kiện mà có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt mục tiêu kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ cho việc xác định rủi ro, nhà quản trị thường sử dụng các công cụ sau:

- Bảng câu hỏi phân tích rủi ro: Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro, hoặc theo môi trường tác động (vi mô, vĩ mơ, bên trong, bên ngồi)… xoay quanh các vấn đề như các rủi ro mà doanh nghiệp đã gặp phải, mức độ tổn thất, số lần xuất hiện rủi ro trong một thời gian nhất định, những biện pháp phòng ngừa đã sử dụng và hiệu quả của chúng.

- Danh mục các rủi ro được bảo hiểm: Danh mục này có thể lấy từ các cơng ty bảo hiểm nhằm xác định những rủi ro nào có thể di chuyển hay chia sẻ bằng các hợp đồng bảo hiểm.

- Các hệ thống chuyên gia: Sử dụng quy trình nhận dạng rủi ro được xây dựng sẵn cho từng lĩnh vực nhất định là sự kết hợp cả ba công cụ trên. - Danh mục các rủi ro: Liệt kê các rủi ro thường gặp, tuy nhiên nó khơng thể bao quát hết các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và vì thế nên cần dùng nó kết hợp với các công cụ khác.

Xác định/nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về các đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất và rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp. Các phòng ban nghiệp vụ chức năng (kinh doanh, kế toán, sản xuất…) cần tham gia và thực hiện xác định rủi ro. Thông thường, việc xác định rủi ro được thực hiện định kỳ và khi có bất kỳ sự kiện nào xẩy ra (sự kiện nội bộ và sự kiện bên ngoài).

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)