Thực tiễn Quốc tế và Việt Nam về bộ quy tắc ứng xử

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 63 - 66)

Các tập đồn đa quốc gia có quy mơ lớn có thể có cả Bộ Quy tắc đạo đức và Bộ QTƯX hoặc chỉ có một trong hai. Trường hợp, một số cơng ty có Bộ Quy tắc đạo đức cũng được coi như là Bộ QTƯX hoặc ngược lại.

Ví dụ, trên trang web của Tập đồn Shell có đăng tải “Bộ Quy tắc Kinh doanh Chung của Shell”, đây là Bộ Quy tắc đạo đức và “Bộ Quy tắc ứng xử” ở phần các giá trị của chúng tôi, sử dụng Bộ Quy tắc ứng xử để hỗ trợ cho Bộ Quy tắc đạo đức. Để đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn cho Nguyên tắc 3: Liêm chính kinh

doanh trong “Bộ quy tắc kinh doanh chung của Shell”, công ty đã viết chương 5.0 dài 9 trang “Quản lý rủi ro bên thứ ba và các giao dịch quốc tế” trong Bộ QTƯX đã làm rõ trách nhiệm của mỗi nhân viên trong việc đảm bảo tính liêm chính của Tập đồn Shell trong mọi hoạt động của doanh nghiệp...

Johnson & Johnson đưa ra không chỉ ‘Our Credo’ là Bộ Quy tắc đạo đức mà còn ban hành Bộ QTƯX riêng cho các đối tượng khác nhau với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các quy tắc này luôn hiện diện trong các hoạt động của nhân viên. Nó có thể được in trên mặt sau của tấm danh thiếp, hoặc xuất hiện đầu tiên trên trang chủ của hệ thống mạng nội bộ khi máy tính được bật lên.

Các doanh nghiệp cũng luôn chú trọng việc tập huấn tuân thủ Bộ QTƯX. Ví dụ như Công ty GE đã yêu cầu nhân viên phải tham gia một khóa tập huấn về tn thủ (khơng chỉ về chống tham nhũng) và ký vào một bản sao của thỏa thuận QTƯX “The Spirit and the Letter”. Nói cách khác, cam kết tuân thủ Bộ QTƯX có hiệu lực như một nghĩa vụ trong hợp đồng. Kể cả khi khơng ký vào thỏa thuận QTƯX thì việc tham gia vào khóa tập huấn tuân thủ cũng thường là yêu cầu bắt buộc. Đối với bộ phận tuân thủ, với sự hỗ trợ của bộ phận nhân sự, việc tổ chức tập huấn này có thể khá phức tạp. Với các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thông điệp này được dịch sang từng tiếng địa phương và được tập huấn cho giảng viên địa phương nắm rõ trước khi họ có thể tập huấn lại cho nhân viên ở nước sở tại.

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu “Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam

62% 50% 50% 52% 56% 50 -5 2% 16% 20% 80%

Tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu “Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam”14 thực hiện năm 2019 cho biết trong 239 doanh nghiệp được khảo sát có 62% doanh nghiệp đã từng nghe hoặc từng đề cập đến Bộ QTƯX, chỉ có 50% doanh nghiệp chọn được đúng khái niệm về Bộ QTƯX, 52%-56% doanh nghiệp cho biết có tun ngơn sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Những người tham gia khảo sát được hỏi liệu doanh nghiệp của họ có Bộ QTƯX hướng dẫn về thái độ, hành vi trong các tình huống ứng xử khác nhau hay khơng, khoảng 77%-80% doanh nghiệp cho rằng họ có hướng dẫn ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, ứng xử với các đối tác khu vực nhà nước và đối tác kinh doanh, 50% doanh nghiệp cho rằng hướng dẫn của họ đề cập đến các vấn đề quan trọng nhất như các hành vi được chấp nhận/khuyến khích, xung đột lợi ích, sai phạm và/hoặc quy trình/ cá nhân tiếp nhận phản ánh khi gặp các tình huống rủi ro cao.

Khác với quy định về kiểm soát nội bộ, quy định về Bộ QTƯX trong kinh doanh khơng được đề cập một cách rõ ràng hoặc có hệ thống trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật Phòng, chống tham nhũng (2018) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2019 với phạm vi điều chỉnh được mở rộng sang khu vực ngoài nhà nước và là lần đầu tiên đề cập, khuyến nghị nên áp dụng bộ QTƯX nhằm phòng ngừa tham nhũng chứ không phải là quy định mang tính bắt buộc phải tn thủ. Theo đó, bằng sự hành động, hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, sự tham gia của toàn xã hội và nỗ lực cam kết của Chính phủ sẽ được xem là nền tảng quan trọng thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh, góp phần đẩy lùi các nguy cơ dẫn tới tham nhũng, hối lộ trong giao dịch kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp được khuyến nghị bắt đầu từ việc:

• Xây dựng và tuân thủ QTƯX trong hoạt động kinh doanh: thông qua việc

nâng cao nhận thức về sự cần thiết của bộ QTƯX, xây dựng bộ QTƯX và tuân thủ đầy đủ các quy định đã đề ra.

• Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen tn thủ pháp luật trong

hoạt động kinh doanh thông qua việc nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; xác định đúng vị thế trong quan hệ với cơ quan nhà nước; lựa chọn đúng phương thức bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ; nêu cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật.

14.https://kdlc.vn/an-pham-va-cong-cu/doanh-nghiep-ap-dung-co-che-kiem-soat-noi-bo-va-bo-quy-tac-ung-xu.html quy-tac-ung-xu.html

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)