Chính sách nhân sự và đảm bảo năng lực

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 33 - 35)

Chính sách nhân sự là tồn bộ các phương pháp quản lý nhân sự và các chính sách, chế độ, thủ tục và quy định của nhà quản lý về việc tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, sa thải và đề bạt đối với

nhân viên. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự hữu hiệu của hoạt động KSNB. Một chính sách nhân sự tốt cũng cần đảm bảo sự cân bằng về giới nhằm tạo sự đa dạng cũng như đảm bảo cơ hội ngang nhau về vấn đề thăng tiến và đóng góp tại nơi làm việc vì mục đích dành cho tất cả mọi người và mọi giới tính.

Trong chiến lược nhân sự, doanh nghiệp cần:

• Xác định định biên lao động căn cứ theo chiến lược

phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm;

• Xây dựng hệ thống mơ tả cơng việc và tiêu chuẩn

chức danh dựa trên yêu cầu công việc và đánh giá nhân sự hiện tại dựa trên lượng hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng công việc, khối lượng cơng việc đảm nhận, từ đó sẽ đưa ra các phương án, chính sách phù hợp như tuyển dụng mới, sắp xếp lại lao động, đào tạo/đào tạo lại, sa thải/ cắt giảm nhân sự…;

• Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc

theo hướng ưu tiên sử dụng các chỉ tiêu định lượng, hạn chế sử dụng các chỉ tiêu định tính. Có thể xây dựng hệ thống đánh giá công việc của nhân viên thông qua bộ chỉ số KPIs. Việc đánh giá kết quả công việc theo KPIs được thực hiện định kỳ tháng/ q/năm;

• Xây dựng các quy định về chính sách nhân sự, gắn kết

quả đánh giá thực hiện công việc của cá nhân vào chính sách đào tạo, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật…;

• Xây dựng chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa

học và công nghệ đầu ngành;

• Xây dựng kế hoạch, phân nhóm nguồn nhân lực

sẽ ưu tiên phát triển, ưu tiên đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị và năng lực kiểm sốt của ban lãnh đạo các doanh nghiệp;

• Đổi mới phương thức đào tạo, áp dụng công nghệ tiên

tiến đào tạo trực tuyến như hệ thống học trực tuyến (e-learning), hệ thống lớp học ảo (virtual classroom), hệ thống thiết bị, phần mềm mô phỏng (simulator).

Lập kế hoạch là quá trình nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch khơng chỉ là định hướng cho cơng việc sẽ làm mà nó cịn là cơng cụ để kiểm sốt q trình thực hiện cơng việc đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần:

- Ban hành quy trình, quy chế về lập, giao và đánh giá hồn thành kế hoạch doanh nghiệp để đưa cơng tác kế hoạch vào quy chuẩn, đảm bảo kế hoạch lập ra sát nhất với năng lực của đơn vị và tình hình thực tế nhưng vẫn tạo được động lực cho doanh nghiệp.

- Quy định cụ thể về các loại kế hoạch cần xây dựng như kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư, mua sắm, kế hoạch nhân sự, đào tạo, kế hoạch sơ bộ, kế hoạch chi tiết… phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Quy trình lập kế hoạch phải quy định chi tiết, rõ ràng về trình tự, thời gian.

Một phần của tài liệu Layout-Manual-on-IC-_-CoC-in-Vietnamese-190x265mm-FINAL (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)