Cơ cấu lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư PVINCONESS” ppt (Trang 39 - 43)

Theo báo cáo hiện trạng nhân lực của Công ty PV-INCONESS tính đến ngày 31/12/2007 tổng số lao động của Công ty là 122 người.

Trong đó 122 người lao động có 04 lao động kiêm nhiệm (có 04 chức danh kiêm nhiệm). Các chức danh kiêm nhiệm trong Công ty là không nhiều, số lượng lao động kiêm nhiệm đang giảm dần, đây là một thuận lợi để giúp giảm áp lực, nâng cao hiệu quả trong công việc đối với lao động kiêm nhiệm.

Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Trình độ học vấn Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Tổng Số lượng (người) 6 51 10 10 3 18 24 122 Tỷ lệ (%) 4,9 41,8 8,2 8,2 2,5 14,7 19,7 100

(Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức Nhân sự)

Nhìn chung chất lượng nhân lực tại Công ty khá cao. Số lượng người lao động có trình độ đào tạo đại học và trên đại học là 57 người, chiếm tỷ lệ 46,7%, đây là những lao động làm các công việc quản lý, công việc chuyên môn nên đòi hỏi phải có trình độ đào tạo cao.

Số lượng lao động phổ thông là 24 người, chiếm tỷ lệ 19,7%. Lực lượng lao động phổ thông tại Công ty là người dân địa phương tại địa bàn hai dự án của Công ty ở Ninh Bình, phần lớn lực lượng này là nhân viên bảo vệ, một số là nhân viên cấp dưỡng - tạp vụ làm việc tại Ninh Bình. Với công việc bảo vệ, cấp dưỡng - tạp vụ thì không yêu cầu người lao động phải có trình độ đào tạo cao, hơn nữa Công ty ưu tiên tuyển người dân địa phương tại địa bàn dự án, nơi có mặt bằng chung về trình độ giáo dục – đào tạo chưa cao, nên việc tuyển lao động phổ thông vào những vị trí công việc này là chấp nhận được. Tuy nhiên lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo, có trình độ

Luận văn tốt nghiệp 40

cũng như tác phong làm việc còn hạn chế, song trong thời gian tới Công ty sẽ có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cho số nhân lực này.

Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo như trên là tương đối phù hợp với đặc điểm các công việc sản xuất – kinh doanh hiện tại của Công ty.

Cơ cấu lao động theo phòng, ban chức năng

Bảng 2.3:Bảng cơ cấu lao động theo phòng, ban chức năng Các phòng, ban Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Tổng Hội đồng quản trị 3 4 7 Ban kiếm soát 1 2 3 Ban Tổng Giám đốc 1 2 3 Tổ trợ lý, thư ký 1 4 1 6 Văn phòng tổng hợp 3 3 4 2 8 5 25 Tổ chức Nhân sự 6 6 Tài chính Kế toán 5 1 3 9

Luận văn tốt nghiệp 41

Phòng Kinh doanh 5 5

Kế hoạch Đầu tư 1 6 7

Quản lý Xây dựng 6 6 Vật tư Kỹ thuật 5 4 3 8 2 22 Ban Giải phóng mặt bằng 3 2 5 Phòng Bảo vệ 1 2 17 20 VPĐD tại TPHCM 1 1 VPĐD tại Ninh Bình 1 1

(Nguồn: số liệu của phòng Tổ chúc Nhân sự)

Do Công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, ổn định bộ máy nhân sự nên việc sắp xếp, bố trí nhân sự còn gặp một số khó khăn. Có chức danh chưa có nhân sự đảm nhiệm, như Phó Tổng Giám đốc Đầu tư Xây dựng, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh; có phòng, ban chưa được thành lập trên thực tếmhư: Ban Chỉ huy Công trường; có bộ phận bố trí nhân sự chưa đủ số lượng, như Phòng Kinh doanh. Còn lại các phòng, ban khác trong Công ty về cơ bản đã sắp xếp phù hợp về số lượng nhân sự.

Công ty hiện còn một số vị trí, chức danh mà người lao động được bố trí có chuyên môn đào tạo không phù hợp với công việc đảm nhận, như: cử nhân Nghệ thuật làm thư ký Tổng Giám đốc, cử nhân Ngoại ngữ tại chức là nhân viên phòng Tổ chức Nhân sự, trung cấp Kế toán làm nhân viên tạp vụ… Song số lao động có chuyên môn đào tạo không phù hợp với vị trí công việc là không nhiều và đang có xu hướng giảm dần trong Công ty.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuối

Độ tuổi 20 - 35 35 - 55 > 55 Tổng

Số lượng (người) 73 40 9 122

Luận văn tốt nghiệp 42

(Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức Nhân sự)

Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi là khá hợp lý. Phần lớn người lao động trong Công ty có độ tuổi trẻ, 60% người lao động có độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, nhưng đều đã có những kinh nghiệm nhất định trong công việc, điều này là một thuận lợi rất lớn cho Công ty trong quá trình phát triển.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tính

Giới tính Nam Nữ Tổng

Số lượng (Người) 79 43 122

Tỷ lệ (%) 65 35 100

(Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức Nhân sự)

Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính có sự chênh lệch rõ ràng, có 79 lao động là nam giới, chiếm tỷ lệ 65%; 43 lao động là nữ giới, chiếm 35%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc hiện tại của Công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng nên số lượng lao động là nam giới nhiều hơn số lượng lao động là nữ giới.

Cơ cấu lao động theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

Bảng 2.6:Bảng cơ cấu lao động theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp

Loại lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng

Số lượng (người) 111 11 122

Tỷ lệ (%) 91 9 100

(Nguồn: số liệu của phòng Tổ chức Nhân sự)

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, trong số 122 lao động của Công ty có 111 lao động gián tiếp, 11 lao động trực tiếp, tương ứng với các tỷ lệ là 91% và 9 %. 11 lao động trực tiếp của Công ty đều thuộc phòng Vật tư kỹ

Luận văn tốt nghiệp 43

thuật, gồm có: 3 công nhân vận hành máy (vận hành máy xúc, máy ủi trên công trường xây dựng);5 công nhân sửa chữa(sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị trên công trường);3 công nhân phục vụ công trường (thực hiện công việc phụ giúp như chuẩn bị máy móc, dụng cụ, vật tư… sẵn sàng cho công nhân chính làm việc tại công trường).

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư PVINCONESS” ppt (Trang 39 - 43)