b) Quan điểm của Đảng ta về phát triển giáo dục-đào tạo cho vùng dân tộc
3.2.1.2. Nguyên tắc 2
kinh tế-xã hội của địa phương.
Giáo dục gắn với cộng đồng, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, vừa là cơ sở để giáo dục thực hiện chức năng của mình vừa là điều kiện để giáo dục phát triển đúng hướng.
Mọi việc làm trong nhà trường đều phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, từ nhiệm vụ của nhà trường là tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc cĩ trình độ văn hĩa khoa học-kỹ thuật, từ đĩ gĩp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Gắn nhà trường với địa phương trong việc hoạch định, định hướng qui mơ đào tạo là gắn giáo dục, đưa giáo dục vào cuộc sống và đây là tiêu chí để xây dựng chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trên cơ sở đã hoạch định được qui mơ đào tạo, nhà trường phải được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc. Giáo dục gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội cịn thể hiện trong nội dung đào tạo. Chương trình đào tạo trong nhà trường Dự bị Đại học đương nhiên phải theo chương trình đào tạo chung. Nhà trường cần tận dụng phần mềm trong chương trình, cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết đáp ứng với địi hỏi thường ngày, cấp thiết của cộng đồng về mọi vấn đề của địa phương đặt ra.
Giáo dục gắn với phát triển kinh tế-xã hội địa phương cịn thể hiện trong việc nhà trường tác dụng trở lại với địa phương với tư cách là một trung tâm văn hố và khoa học-kỹ thuật. Nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc cĩ trình độ cao cho địa phương. Mỗi vùng dân tộc bên cạnh những nét chung cịn nhiều nét đặc thù về kinh tế, văn hố xã hội. Tổ chức và quản lý đào tạo là giúp học
sinh định hướng chọn ngành nghề sau này đáp ứng với địi hỏi cấp bách thường nhật cũng như lâu dài của địa phương.
Gắn nhà trường với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, vùng dân tộc là mối quan hệ hai chiều, tương hỗ. Quan hệ này thực sự cĩ tác dụng to lớn nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho nhà trường thực thi các nhiệm vụ giáo dục, mặt khác giáo dục cũng cĩ động lực mạnh giúp địa phương, vùng dân tộc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đặt ra.
3.2.l.3. Nguyên tắc 3: Các giải pháp phải bảo đảm gĩp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cĩ trình độ cho các vùng dân tộc.
Các giải pháp phải cĩ tác động tích cực cho việc tổ chức và quản lý đào tạo ở Dự bị Đại học, Đại học, Cao đẳng đồng thời tác dụng ngược lại ở các địa phương, vùng dân tộc để giáo dục ở đây cĩ thể cung cấp học vấn phổ thơng đảm bảo các yêu cầu cơ bản, hiện đại gắn với thực tiễn Việt Nam nĩi chung và gắn với các vùng dân tộc nĩi riêng.
Các giải pháp gĩp phần hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực: ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, khả năng sáng tạo.
Các giải pháp phải tạo được động lực thúc đẩy để nâng cao chất lượng, hiệu quả về giáo dục và đào tạo giúp học sinh cĩ những hiểu biết về kỹ thuật, được hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thơng, hoặc vào đời, hoặc chọn ngành nghề học tiếp tục sau khi tốt nghiệp. Tăng đáng kể tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thơng.
Quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên mơn, nghề nghiệp; Gắn đào
tạo với nhu cầu sử dụng, việc làm, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho địa phương, vùng dân tộc. Phải đào tạo cho được nguồn nhân lực cĩ kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc.
Hơn thế nữa các giải pháp phải đáp ứng cho được nhu cầu nguồn nhân lực cĩ trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế-xã hội của thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố; tạo điều kiện thuận lợi để con em các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa cĩ điều kiện vào đại học, khơng chỉ học đại học mà cịn tạo điều kiện để các sinh viên ưu tú trong con em các dân tộc tiếp tục học sau đại học.
3.2.2. Một số yêu cầu
3.2.2.1. Các giải pháp tạo được sự thống nhất và hỗ trợ cho nhau
Trước hết cần phải cĩ tiếp cận mới, nhận thức mới về vai trị, vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và quản lý học sinh diện chính sách, thấy rõ những xu hướng phát triển, những qui luật khách quan và những mối quan hệ giữa giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Các giải pháp phải thống nhất và hỗ trợ nhau để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em các dân tộc đồng thời phát huy mạnh mẽ được những nguồn lực từ địa phương, từ các vùng dân tộc cho giáo dục.
Phải cĩ sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ giáo dục và đào tạo, phải cĩ sự kết hợp chặt chẽ giữa trường Dự bị Đại học và các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực. Phải cĩ sự hỗ trợ tích cực từ các địa phương, các trường dân tộc nội trú đối với trường Dự bị Đại học đồng thời Trường Dự bị Đại học tác dụng ngược lại để các địa phương, các trường dân tộc nội trú đào tạo học sinh ngày càng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Đồng thời Trường Dự bị
Đại học phải tổ chức và quản lý như thế nào để tạo được động lực cho người học, tạo được ''nguồn tốt'' cho các trường đại học, cao đẳng.
3.2.2.2. Cĩ tính khả thi trong giai đoạn sắp tới
Các giải pháp đưa ra phải mang tính khả thi trong giai đoạn sắp tới, cụ thể là:
- Tuyển sinh đầu vào cĩ chất lượng, tuyển đủ, tuyển được những học sinh là con em các dân tộc ít người nhất trong các dân tộc ít người.
- Đổi mới thực sự việc quản lý đầu vào, quản lý đào tạo, quản lý đầu ra. - Chuyển giao được cho các trường Đại học, Cao đẳng những học sinh dân tộc cĩ trình độ gần ngang bằng với những học sinh trúng tuyển đã dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng để các em cĩ thể tiếp tục học đại học một cách tự tin, khơng thua kém quá xa các bạn học cùng lớp, cùng khố.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Như tiêu đề luận văn, ở đây chúng tơi tập trung vào hai nhĩm giải pháp: - Nhĩm giải pháp đổi mới về tổ chức
- Nhĩm giải pháp đổi mới về quản lý 3.3.1. Nhĩm giải pháp đổi mới về tổ chức
Thuộc nhĩm giải pháp này cĩ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
3.3.1.1. Đổi mới về tổ chức bộ máy của trường Dự bị Đại học Tp.Hồ Chí Minh Hiện nay trường cĩ:
+ 4 phịng: cơng tác chính trị, đào tạo, tài vụ, tổ chức-hành chính + 2 trung tâm: ngoại ngữ, tin học và 1 ký túc xá
- Quan hệ giữa các đơn vị, phịng, bộ mơn, trung tâm, ký túc xá tương đối tốt, hoạt động khá nhịp nhàng, hỗ trợ nhau trong cơng tác đào tạo của nhà trường.
Nhưng mối quan hệ cơng tác trong giai đoạn tuyển sinh cũng như cơng tác hậu đào tạo của các đơn vị, bộ phận này dễ chồng chéo nhau, hoặc là khơng rõ ràng.
Để khắc phục được những hạn chế trên chúng tơi đề xuất giải pháp theo hướng:
1. Chuyển nhiệm vụ “cơng tác sinh viên” sang cho phịng cơng tác chính trị tư tưởng.
2. Tổ chức lại phịng đào tạo theo hướng chuyên sâu: - Về nhân sự:
Lãnh đạo phịng
Phĩ trưởng phịng Trưởng phịng Phĩ trưởng phịng Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 - Về tổ chức: chia làm các tổ:
+ Tạo nguồn tuyển sinh + tuyển sinh (tổ 1) + Theo dõi quá trình đào tạo (tổ 2)
+ Theo dõi quá trình học tập của học sinh dân tộc ở các trường Cao đẳng, Đại học (tổ 3)
3.3.1.2. Đổi mới tổ chức tuyển sinh
Hàng năm, số lượng học sinh các dân tộc thiểu số vào học các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học khá ít ỏi. Ngồi một số khơng đáng kể đậu thẳng vào các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học qua các kỳ tuyển sinh (tất nhiên cĩ điểm ưu tiên), phần lớn học sinh người dân tộc thiểu số đã qua một năm học tập ở trường Dự bị Đại học (do các địa phương
cử tuyển theo quy định và theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục-Đào tạo phân bố và điều tiết).
Hiện nay, cĩ hai hình thức cử tuyển trên cùng một đối tượng là học sinh diện chính sách đã tốt nghiệp Trung học phổ thơng:
- Cử tuyển thẳng vào các lớp riêng của các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học (chỉ học năm thứ nhất), sau đĩ từ năm thứ hai trở đi được trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học đưa vào các lớp chung. Từ năm 1998. các trường Đại học chuyển danh sách học sinh cử tuyển về học tại trường Dự bị Đại học một năm, sau đĩ gởi kết quả về trường Đại học quyết định.
- Cử tuyển vào học một năm ở trường Dự bị Đại học, sau đĩ nếu đạt yêu cầu (thơng qua một các thi nội bộ) sẽ chuyển giao cho các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Việc cử tuyển theo hai hình thức như vậy sẽ dẫn đến:
Thứ nhất: chồng chéo nhau, khơng hợp lý hoặc thậm chí thiếu cơng bằng. Thứ hai: Trường Dự bị Đại học luơn luơn rơi vào bị động từ việc tuyển sinh đến việc tổ chức giảng dạy. Theo đĩ, chất lượng đầu vào thường thấp và việc đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh dân tộc của Trường Dự bị Đại học rất khĩ khăn.
Thứ ba: Sự phối hợp giữa các địa phương, các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học với các trường Dự bị Đại học thường khơng chặt chẽ và khơng đúng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương.
Mặt khác, lâu nay để đưa những học sinh các dân tộc thuộc hình thức cử tuyển thứ nhất thường đi theo quy trình sau đây:
Bộ Giáo dục - Đào tạo Giao Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng,
chỉ tiêu
Đại học Chuyển trường Dự bị Đại học Đa trường THCN, CĐ, ĐH
giao
øo tạo, chu
Sinh viên ra trường tự do lựa chọn nơi làm việc
Quy trình đào tạo này, ít nhất cũng cĩ những hạn chế sau đây:
- Làm sai lệch chức năng đào tạo của trường Dự bị Đại học, làm cho trường bị động trong đào tạo.
- Vai trị, trách nhiệm của các địa phương, trường Dự bị Đại học đối với việc đào tạo học sinh dân tộc thiểu số rất mờ nhạt; đồng thời các địa phương rất khĩ khi thực hiện kế hoạch tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số ở địa phương mình.
Để khắc phục những hạn chế trên đây rõ ràng cần phải đổi mới tổ chức việc tuyển sinh (đầu vào). Theo chúng tơi, cĩ thể đổi mới theo hướng sau đây:
Đối với học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp Phổ thơng trung học đã thi vào các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học thì:
- Những học sinh nào đủ điểm vào Cao đẳng, Đại học theo đúng nghĩa thì tuyển vào Cao đẳng, Đại học như mọi học sinh khác. "Theo đúng nghĩa" cần được hiểu là điểm thi của học sinh dân tộc khơng quá chênh lệch so với học sinh người Kinh (chỉ chênh nhau 2-3 điểm sau khi đã cộng điểm ưu tiên). Ngay khi đang là Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nơng Đức Mạnh đã phê phán lối chiếu cố quá đáng: học sinh dân tộc Kinh 20 điểm mới đậu đại học, trong khi học sinh dân tộc chỉ cần 10 điểm. Đồng chí Nơng Đức Mạnh đã than phiền sự chênh lệch quá lớn như vậy, học sinh dân tộc làm sao theo kịp học sinh người Kinh? Làm sao nĩi đến chất luợng giáo dục, đào tạo cho học sinh dân tộc!. Khi vào Cao đẳng, Đại học những học sinh dân tộc được phân thẳng vào khoa, các khối, khơng qua một năm học ở lớp riêng. Các khoa, các bộ mơn cần cử giảng viên
yển giao
kèm cặp riêng để học sinh dân tộc cĩ thể theo kịp chương trình, nội dung chuyên mơn.
- Những học sinh nào khơng đủ điểm vào Cao đẳng, Đại học thì Bộ Giáo dục-Đào tạo giao thẳng chỉ tiêu cho các trường Dự bị Đại học. Quy trình đào tạo đối với học sinh dân tộc diện này như sau:
Bộ Giáo dục – Đào tạo Giao chỉ tiêu Các địa phương Trường Dự bị Đại học Đào tạo, chuyển giao Trường Cao đẳng,
Đại học chuyển giao Đào tạo, Các địa phương
Trong quy trình này, Bộ Giáo dục-Đào tạo cùng lúc giao chỉ tiêu cho hai đơn vị (địa phương và trường Dự bị Đại học), đồng thời buộc hai đơn vị này cĩ quan hệ và kết hợp chặt chẽ với nhau ngay từ khâu tuyển sinh (đầu vào). Đồng thời, giữa trường Dự bị Đại học và các trường Cao đẳng, Đại học cũng xác lập quan hệ trong quá trình trường Dự bị Đại học tiến hành đào tạo (đây là giai đoạn trong đào tạo). Cuối cùng, các trường, Cao đẳng, Đại học với các địa phương cũng phải xây dựng quan hệ trong hoạt động đào tạo, đảm bảo đầu ra trên cả hai mặt chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Để triển khai được phương án này cần cĩ sự chuyển động của nhiều cơ quan, đơn vị hữu quan. Trước hết Bộ Giáo dục-Đào tạo phải sửa đổi quy chế "tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học" (ban hành kèm theo quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cĩ hai điểm cần sửa đổi: một là, giao thẳng chỉ tiêu đào tạo hệ dự bị đại học cho trường Dự bị Đại học và trên kết quả đào tạo 01 năm, trường Dự bị Đại học chuyển học sinh dân tộc đủ điều kiện học đại học cho các trường Cao đẳng, Đại học (theo phân bổ chỉ tiêu của Bộ Giáo dục
và Đào tạo); hai là Bộ Giáo dục và Đào tạo khơng khống chế chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ dự bị đại học. Chỉ tiêu này tùy thuộc vào nhu cầu của từng địa phương. Địa phương nào xuất phát từ thực tế của mình đề xuất chỉ tiêu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (tất nhiên các địa phương phải tuân thủ các tiêu chuẩn cử tuyển …... vào hệ dự bị đại học theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo). Trên cơ sở ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và cân đối lại rồi giao chỉ tiêu đào tạo cho trường Dự bị Đại học. Các địa phương và trường Dự bị Đại học phối hợp chặt chẽ để vừa nắm chắc yêu cầu đào tạo (cả về số lượng lẫn ngành nghề phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực) của địa phương, đồng thời nắm chắc được chất lượng học tập của học sinh dân tộc ở trường Trung học phổ thơng để trường Dự bị Đại học cĩ cơ sở khi xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với học sinh dân tộc.
Cũng cần nĩi thêm, hiện nay các vùng dân tộc đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cĩ trình độ văn hĩa, đặc biệt là các lĩnh vực giáo dục và y tế. Do đĩ, cơng tác tuyển sinh học sinh dân tộc vào hệ Dự bị Đại học nên hướng học sinh dân tộc vào các trường đào tạo giáo viên, y tế và cán bộ quản lý. Mặt khác, xuất phát từ thực tế của địa phương (thiếu nhiều giáo viên tiểu học, Trung học cơ sở, y tá, y sĩ, hộ lý, cán bộ phường xã), từ tình hình và chất lượng giáo