Đổi mới về chương trình và nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học tp.hcm (Trang 69 - 71)

Mặc dù Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra khung chương trình và nội dung đào tạo cho các trường Dự bị Đại học, nhưng qua thực tế đào tạo của trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh nĩi riêng, của các trường Dự bị Đại học trong cả nước nĩi chung, theo chúng tơi cần cĩ những sửa đổi, điều chỉnh.

Như chúng ta đã biết, chương trình, nội dung và cả phương pháp đào tạo của trường Dự bị Đại học so với các trường Trung học phổ thơng (bậc giáo dục phổ thơng) và các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học (bậc giáo dục sau phổ thơng) khác hẳn nhau.

Trong khi các trường Trung học phổ thơng cĩ nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ thơng về KHTN và KHXH&NV cho học sinh thì trường Dự bị Đại học cĩ nhiệm vụ hệ thống hĩa nâng cao kiến thức phổ thơng cho học sinh dân tộc, đảm bảo cho họ cĩ đủ điều kiện theo học các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học sau khi đã qua hệ Dự bị Đại học. Trong khi các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học cĩ nhiệm vụ trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức chuyên ngành thì trường Dự bị Đại học chỉ trang bị cho học sinh một phần nhỏ (thường là phần kiến thức đại cương) để cho họ bước đầu làm quen với các chuyên ngành của các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.

Với thời lượng chỉ cĩ một năm, nội dung đào tạo cĩ hai phần:

- Thứ nhất: ơn tập, củng cố và nâng cao kiến thức phổ thơng mà học sinh đã được trang bị trong ba năm trung học phổ thơng.

- Thứ hai: trang bị một số kiến thức đại cương của chuyên ngành cho học sinh để họ làm quen dần với kiến thức chuyên ngành.

Từ hai nội dung trên đây nẩy sinh nhiều vấn đề: nội dung nào là chủ yếu? Thời lượng cho mỗi nội dung là bao nhiêu? Bố trí đội ngũ giảng viên như thế nào cho hợp lý… khi tiến hành hai nội dung này? v.v… Xử lý sao cho thỏa đáng những vấn đề này quả là khơng dễ dàng. Chẳng hạn: với vấn đề đầu tiên, nếu xem nội dung thứ nhất (ơn tập, củng cố và nâng cao kiến thức phổ thơng) là chủ yếu thì chức năng của trường Dự bị Đại học khác gì các trung tâm luyện thi đại học bởi học sinh học tập theo các khối A, B, C! Ngược lại khơng nhấn mạnh vào nội dung này thì học sinh dân tộc khĩ lịng đủ điều kiện để chuyển sang học ở các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Nếu xem nội dung thứ hai là chủ yếu thì trang bị kiến thức đại cương gì? Lấy giảng viên đâu để giảng dạy? Mời giảng viên của các trường Cao đẳng, Đại học thỉnh giảng vừa tốn kém vừa liệu cĩ sát với năng lực tiếp thu của học sinh dân tộc hay khơng? Đưa giảng viên của trường Dự bị Đại học đảm nhiệm giảng dạy tuy đỡ tốn kém nhưng liệu cĩ đảm bảo chất lượng hay khơng bởi khơng phải giảng viên nào của trường Dự bị Đại học cũng đảm nhiệm được các giáo trình ấy. Chỉ cĩ những giảng viên giảng dạy ở Cao đẳng và Đại học tương đối lâu năm, cĩ kinh nghiệm và cĩ trình độ cao mới đảm nhiệm được phần kiến thức này. Vấn đề thời lượng cho mỗi nội dung cũng cĩ tình hình tương tự. Với thời lượng 10 tháng đào tạo (theo niên chế), rõ ràng cũng cần được cân nhắc kỹ càng, phải cĩ một tỷ lệ phù hợp.

Đổi mới về nội dung và chương trình đào tạo là xem xét lại chương trình, nội dung đào tạo đã cĩ (do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra) để đưa ra một hướng giải quyết hợp lý cho những vấn đề đặt ra.

Thật ra, muốn làm tốt được nhiệm vụ giảng dạy để cho học sinh dân tộc cĩ thể vào học tốt tại các trường Đại học Cao đẳng thì 2 nội dung trên phải được kết hợp nhuần nhuyễn. Phải xác định cho được phần nào chỉ cần ơn tập, củng cố và phần nào cần phải tiếp cận một số kiến thức đại cương của chuyên ngành ở

Đại học. Để làm tốt được điều đĩ yêu cầu đặt ra cho Bộ mơn, giáo viên rất cao.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học tp.hcm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)