Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học tp.hcm (Trang 79)

b) Đổi mới về bố trí đội ngũ giảng viên để giảng dạy những nội dung

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

Để cho các giải pháp nêu trên cĩ tính khả thi cao khi đi vào thực tiễn, chúng tơi cĩ một số kiến nghị:

3.4.1. Với Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tham mưu cho Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh một số chế độ, chính sách cho học sinh dân tộc. Chẳng hạn: cần nâng mức học bổng cho học sinh dân tộc ở tất cả các trường Trung học phổ thơng dân tộc nội trú, trường Dự bị Đại học.

3.4.2. Với Bộ Giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục đầu tư hồn thiện mạng lưới trường lớp cho học sinh, sinh viên dân tộc ít người thơng qua hệ thống trường phổ thơng dân tộc nội trú và Dự bị Đại học.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giữ lại các khu vực vùng cao (KV1-VC), vùng sâu (KV1-VS) và miền núi, hải đảo (KV1-MN) trong qui chế tuyển sinh để làm căn cứ cho các trường Đại học, Cao đẳng thực hiện chính sách học bổng, miễn giảm học phí và bố trí chỗ ở cho học sinh dân tộc.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh ở KV2 và KV2-NT đối với học sinh dân tộc.

3.4.3. Với chính quyền địa phương trong vùng tuyển sinh

- Địa phương cần cĩ qui hoạch, định hướng đào tạo và kế hoạch sử dụng hiệu quả, tạo việc làm cho số học sinh, sinh viên dân tộc đã qua đào tạo.

- Cĩ quan hệ chặt chẽ với trường Dự bị Đại học.

- Địa phương dành một phần kinh phí để hỗ trợ cho học sinh Dân tộc trong thời gian học và cĩ chế độ thưởng khuyến khích cho những học sinh Dân tộc đạt khá, giỏi.

3.4.4. Với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp

Các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học cần cĩ quan hệ chặt chẽ với trường Dự bị Đại học ở cả 2 giai đoạn: khi học sinh đang học tại trường Dự bị Đại học và khi đang theo học tại trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Quan hệ này vừa tạo điều kiện cho các trường này hiểu rõ, nắm chắc đối tượng đào tạo (học sinh Dân tộc) vừa nâng cao vai trị, trách nhiệm của cả trường Dự bị Đại học và trách nhiệm các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.

TIỂU KẾT

Với thực trạng tổ chức và quản lý đào tạo của trường Dự bị Đại học trong thời gian qua, chúng tơi đề nghị một số giải pháp đổi mới đồng thời kiến nghị với các cơ quan hữu quan một số vấn đề cần thiết để các giải pháp đổi mới cĩ thể cĩ cĩ hiệu quả trong thời gian tới.

Và chúng tơi nghĩ cĩ thể cĩ nhiều giải pháp khác hữu hiệu hơn, nhưng trong khuơn khổ của luận văn, chúng tơi chỉ nêu lên một số giải pháp, phần cịn lại cĩ thể sẽ được nghiên cứu nhiều hơn để gĩp phần thực sự đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, các vùng dân tộc theo tinh thần của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (khĩa IX) là "tập trung chỉ đạo quyết liệt việc nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực."

KẾT LUẬN

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã cĩ nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội nĩi chung và giáo dục – đào tạo nĩi riêng cho đồng bào các dân tộc và các vùng dân tộc, nhưng hiện nay, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc vẫn thấp kém, đời sống của đồng bào dân tộc gặp rất nhiều khĩ khăn: giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc phát triển chậm, chất lượng thấp. Các vùng dân tộc cịn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ và đội ngũ trí thức phục vụ cho cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội vùng miền núi. Các trường Dự bị Đại học là nơi đào tạo học sinh dân tộc hệ dự bị đại học chuẩn bị cho các em cĩ đủ điều kiện để theo học các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.

Thời gian qua, bên cạnh một số kết quả đáng ghi nhận, hoạt động đào tạo của nhiều trường Dự bị Đại học trong đĩ cĩ trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh cịn khơng ít hạn chế. Số lượng học sinh dân tộc do trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh vừa khơng nhiều, chất lượng vừa khơng cao và khơng ít học sinh dân tộc sau khi học xong hệ dự bị đại học và tốt nghiệp các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học khơng trở về quê làm việc, cơng tác. Những hạn chế này cĩ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan trong đĩ một phần do chưa cĩ những đổi mới kịp thời, về chủ trương chính sách liên quan đến cơng tác đào tạo học sinh dân tộc hệ dự bị đại học, và về tổ chức, quản lý của trường Dự bị Đại học. Để khắc phục những tồn tại này, trong luận văn, chúng tơi đề cập đến hai nhĩm giải pháp:

- Nhĩm giải pháp đổi mới về tổ chức - Nhĩm giải pháp đổi mới về quản lý

Hai nhĩm giải pháp này trực tiếp gắn với hoạt động của các trường Dự bị Đại học, trước hết là trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh. Từ đĩ chúng tơi đề xuất, kiến nghị những vấn đề gắn liền với vai trị, trách nhiệm và chức năng của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo) và chính quyền địa phương (UBND tỉnh).

Những giải pháp này theo thiển ý của chúng tơi cĩ tính khả thi cao. Nếu được đưa vào cuộc sống thì những giải pháp được đề xuất một mặt cĩ tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo học sinh dân tộc hệ dự bị đại học của các trường Dự bị Đại học, theo đĩ gĩp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết một phần về tình trạng thiếu nguồn nhân lực, cán bộ, tri thức cĩ năng lực là người dân tộc ở các địa phương. Mặt khác, những giải pháp này vừa địi hỏi, vừa đề cao vai trị và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với việc đào tạo đội ngũ cán bộ và tri thức cho các dân tộc, trước hết các trường Dự bị Đại học, trong đĩ cĩ trường Dự bị Đại học Tp. Hồ Chí Minh.

Dù đã nỗ lực rất nhiều, song do thời gian hạn chế và hơn nữa vấn đề được đặt ra trong luận văn này liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngồi ngành giáo dục, ở cấp Trung ương và địa phương, nên một số vấn đề liên quan đến luận văn chúng tơi tạm phải gác lại. Ngay cả những nội dung được đề cập, chúng tơi chưa cĩ điều kiện đề cập đầy đủ. Chúng tơi hy vọng và mong chờ sự đĩng gĩp của mọi người. Chúng tơi sẽ trở lại những vấn đề đặt ra trong luận văn này khi điều kiện cho phép.

1. Báo cáo về tình hình giáo dục - số 1534CP-KG của Chính phủ-Hà Nội ngày 14/10/2004.

2. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng chính phủ).

3. Chỉ thị số 68/CT-TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cơng tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

4. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bợ quản lý giáo dục.

5. Chính sách và chế độ pháp lý đối với đồng bào dân tộc và miền núi. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 1996.

6. Lê Văn Giang - Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục-nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2001.

7. GS.TS Phạm Minh Hạc - Xã hội hố cơng tác giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội -1997.

8. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố IX.

9. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Hịa - Quản trị nhân sự. Nhà xuất bản Giáo dục-1997.

10. Luật giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội-1999.

11. TS. Lưu Xuân Mới - Lý luận dạy Đại học. Nhà xuất bản Giáo dục - 1997. 12. Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số

14. Nghị quyết 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII. Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội-1996.

15. Nhiều tác giả - Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2002.

16. Nhiều tác giả - Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2004.

17. Nhiều tác giả - Một số vấn đề về cách dạy và cách học. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2002.

18. Nhiều tác giả - Kỷ yếu hội thảo ''Đổi mới phương pháp dạy - học ở Đại học và Cao đẳng''. Nhà xuất bản Giáo dục - 2003.

19. Những qui định về chính sách dân tộc. Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội - 2001.

20. Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

21. Quyết định 206/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục-đào tạo khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001-2005.

22. Qui chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng đối với học sinh Dự bị Đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 37/1999/QĐ- BG&ĐT ngày 30/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

23. ''Qui chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ Dự bị Đại học và xét tuyển và Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ Dự bị Đại học'' ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

24. TS. Trương Văn Sinh - Giáo trình quản lý hành chính trong giáo dục. TP.HCM. 2003.

26. GS. Đồn Trọng Tuyến (chủ biên) - Hành chính học đại cương. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 1997.

27. Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục - số 9021/VP của Bộ giáo dục và đào tạo.

28. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI. Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội-1987.

29. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VII. Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội-1991.

30. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội -1996.

31. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội-2001.

32. Phạm Viết Vượng - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia - Hà Nội - 2000.

Một phần của tài liệu đổi mới tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên diện chính sách tại trường dự bị đại học tp.hcm (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)