Giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 32 - 34)

Trước tiên ta cần tìm hiểu về Giáo dục :

Giáo dục theo nghĩa rộng: Là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục với người được giáo dục, nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người.

Giáo dục theo nghĩa hẹp: Là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi và thói

quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng – chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẫm mĩ....

Quá trình giáo dục (QTGD) là một quá trình có tính chất xã hội hình thành con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, căn cứ vào những mục đích, những điều kiện do xã hội qui định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và được tiến hành trong các mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm Xã hội của loài người.

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu: Giáo dục đạo đức là quá trình tổ

chức giáo dục của nhà trường (xã hội) nhằm giúp người học (học viên, sinh viên, học sinh) có nhận thức đúng đắn, hiểu biết những chuẩn mực, hệ thống giá trị. Hình thành xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, rèn luyện, có những thói quen, hành vi phù hợp với các giá trị khách quan của xã hội đòi hỏi… tự giác tự

hoàn thiện các phẩm chất nhân cách.

Nếu như Mạnh Tử coi nhân cách là tiên thiên, con người sinh ra vốn tính thiện “nhân chi sơ, tính bản thiện” hay Tuân Tử thì ngược lại “nhân chi sơ, tính bản ác”, còn Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có cách nhìn khoa học và toàn diện hơn. Theo quan điểm của Người, con người từ khi sinh ra chỉ là một sinh vật, chưa có nhân cách, quá trình đứa trẻ lớn lên và thông qua quá trình xã hội hóa thì nhân cách mới được hình thành và phát triển. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy sinh ra kẻ dữ hiền”. Vì thế giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách con người thì phải được giáo dục toàn diện những yếu tố: đức (đạo đức, ngoan, lễ phép, thân thiện, hòa nhã), trí (kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết - thông thái), thể (sức khỏe, thể dục - thể thao, năng khiếu), mĩ (đẹp trong trang phục, quan niệm về cái đẹp) và văn (con người hoàn thiện về nhân cách và thể hiện là người có văn hóa).Có nghĩa là giáo dục toàn diện giúp cho con người được phát triển cả về tài và đức:

“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w