Nội dung giáo dục theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 35 - 39)

cán bộ, đảng viên

Trong quá trình đấu tranh giành và giữ nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo năm đức tính “trí, tín, nhân, dũng, liêm” là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. [51, tr.392] Vì vậy, việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình mới, qua đó phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mặt khác, thực hiện tốt công tác này cũng là để thực hiện tốt việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.[ 31, tr.70]

Để bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,

đảng viên giúp nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý tưởng, lòng trung thành; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tình yêu thương con người, sống khiêm tốn giản dị, nói đi đôi với làm; bồi dưỡng trình độ trí tuệ và tác phong, phương pháp công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ

có chức, có quyền. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp cần nêu gương về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, tổ chức đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao; thực hiện dân chủ, đoàn kết và kỷ luật, phát huy cao độ hiệu lực của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ; gương mẫu trong công tác và lối sống, thương yêu cấp dưới, không quan liêu, độc đoán chuyên quyền, gia trưởng... Vì người cán bộ có đạo đức cách mạng phải: suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân.

Hình thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải được vận dụng một cách phong phú, đa dạng. Trong đó, tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, chủ nghĩa cá nhân để củng cố và phát triển những đức tính tốt đẹp của đạo đức cách mạng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hai là, xây dựng cho mỗi cán bộ, đảng viên lòng trung thành đối với

Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Sự trung thành đó trước hết phải thể hiện ở sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng, mục tiêu cách mạng của Đảng, lấy đó làm mục đích hoạt động của mình. Mọi cán bộ, đảng viên phải: “Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh, phải khổ trước thiên hạ, sướng sau thiên hạ, biết yêu thương con người, có tình cảm quốc tế trong sáng”.[44, tr.18]

Ba là, xây dựng lối sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, nhân hậu,

thủy chung, đoàn kết, thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng chính những hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên có đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có nghĩa là phải tận tụy trong công việc, không lười biếng, không tham ô, lãng phí của công,

sống trung thực thẳng thắn đối với mọi người, hết lòng, hết sức phục vụ sự nghiệp chung, tránh lối sống vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm”. [48, tr.9]

Bốn là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng,

thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường kỷ luật, xây dựng môi trường dân chủ lành mạnh trong Đảng.

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Vì vậy, phải không ngừng củng cố và chỉnh đốn Đảng, làm cho “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”.[51, tr.5] Đạo đức và văn minh của Đảng được thể hiện ở hành động, lối làm việc thấm đượm đạo đức, lý tưởng cách mạng và có trí tuệ cao. Đảng ta đã xác định: xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực then chốt trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Vì "nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đất nước đi lên".[31, tr.96-96]

Năm là, đánh giá đúng cán bộ, đảng viên, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy

hoạch, sử dụng cán bộ. Trong tình hình hiện nay, Đảng phải có cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp trong đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[48, tr.269] Chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ; bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng sở trường, đúng phẩm chất, năng lực. Đồng thời, phải kiên quyết đấu tranh đưa ra khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước những người thoái hóa biến chất theo đúng tinh thần: “Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán

bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa”.[31, tr.135]

Sáu là, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảng viên. Bất cứ một quốc

gia, dân tộc nào muốn phát triển đất nước đều phải quan tâm đào tạo con người. Bởi “Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”.[47, tr.64] Cho nên, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta đã phát động phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong đó, việc chống giặc dốt được đặc biệt quan tâm, bắt đầu từ việc xoá nạn mù chữ trong toàn dân. Có như vậy, cách mạng mới phát triển và giành thắng lợi. Qua đó, phát huy được trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo và của cả dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc ngay trong lúc này là nâng cao dân trí”.[47, tr..36] “Muốn giữ nền độc lập, muốn làm cho nước mạnh, dân giàu... mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. [47, tr.36]

Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết thì phải có nhân tài cho đất nước, muốn có nhân tài cho đất nước phải giáo dục để họ vừa có “đức” vừa có “tài” để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Để đào luyện những con người mới phục vụ cho sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà và đặc biệt chú ý, quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, bởi đó chính là tương lai của đất nước. Người cho rằng: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng viên phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.[47, tr.498]

Bảy là, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi thiếu đạo đức

cách mạng. Muốn xây dựng được con người mới, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, kiên quyết chống những biểu hiện thoái hóa đạo đức, cần có biện pháp nhằm khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Sự suy thoái đó có biểu hiện như: hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu tin tưởng và nhất trí với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; tham ô, lãng phí, bè cánh, hủ hoá, lối sống thực dụng, quan liêu, trù dập, thiếu dân chủ, vi phạm nguyên tắc, không thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức hồ chí minh cho cán bộ, đảng viên huyện vĩnh hưng, tỉnh long an hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w